越南语学习网
越南语语法 第一章1.1
日期:2017-05-30 22:30  点击:2584
 CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

1.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học

1.1.1. Ngữ pháp

Ngữ pháp của một ngôn ngữ tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ đó, nó có thể được các nhà nghiên cứu phát hiện ra và miêu tả hoặc giải thích. “Ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt ” [1, tr.5]. Các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt bao gồm hình vị, từ, cụm từ, câu.

1.1.2. Ngữ pháp học

Ngữ pháp học là “bộ môn khoa học về ngôn ngữ chuyên nghiên cứu ngữ pháp của ngôn ngữ” [1, tr.4].

1.1.3. Các bộ phận của ngữ pháp học

Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học và cú pháp học (theo cách phân chia truyền thống). Hai bộ phận này có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến đổi hình thái của

từ, các phương thức cấu tạo từ và từ loại.

Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ thành cụm từ, câu.

Cú pháp học nghiên cứu các kết cấu ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp và các phương tiện biểu hiện quan hệ ngữ pháp.

1.1.4. Các đặc điểm của ngữ pháp

1.1.4.1. Tính khái quát

Như đã biết, ngôn ngữ có tính khái quát. So với các bộ phận khác của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngữ pháp là toàn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.

1.1.4.2. Tính hệ thống

Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ giữa

2

chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có tính hệ thống.

1.1.4.3. Tính bền vững

So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn.

Trong nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngôn ngữ dù có ít nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền vững.


分享到:

顶部
11/26 12:26
首页 刷新 顶部