越南语学习网
越南语语法 第二章2.2.2.1
日期:2017-05-30 22:37  点击:783
 2.2.2.1. Từ ghép

Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) hình vị và trong đó nhìn chung

không có hiện tượng “hoà phối ngữ âm tạo nghĩa”. [1, tr.48]

Về mặt ngữ pháp, từ ghép được chia thành 2 nhóm lớn theo kiểu quan

hệ giữa các thành tố: từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép song song) và từ

ghép chính phụ.

a) Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

7

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bình đẳng.

- Ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế ghép đẳng lập tạo ra là ý nghĩa tổng hợp,

ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ)

chung.

Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa của từ ghép,

ta chia từ ghép đẳng lập thành 3 kiểu chính là: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp

nghĩa, từ ghép đơn nghĩa.

a1. Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: (từ ghép hội ứng)

* Ví dụ: điện nước, xăng dầu, nghe nhìn, ăn uống, học tập, may rủi,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập gộp nghĩa:

- Ý nghĩa của từng hình vị cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa chung

của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có thể có phần ý nghĩa của từng hình

vị. Ví dụ: “sách vở” chỉ các loại sách vở nói chung, trong đó có thể có cả

sách và vở.

- Khi sử dụng, nghĩa chung của từ ghép có thể ứng với tất cả các sự vật,

các đặc trưng do từng hình vị gọi tên, cũng có thể chỉ ứng với một số sự vật,

đặc trưng được nhắc đến trong một hình vị mà thôi.

- Khi có thể sử dụng riêng từng hình vị với tư cách từ đơn, ý nghĩa của

từng từ rời này rất xác định và khác nhau. Ví dụ: sách khác vở.

a2. Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa (từ ghép trùng ứng)

* Ví dụ: núi non, binh lính, cấp bậc, may phúc, thay đổi, tìm kiếm,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép lặp nghĩa:

- Các hình vị trong nó là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, cùng

nhau gộp lại để biểu thị những ý nghĩa chung của từ ghép, chẳng hạn: binh

lính, thay đổi, tìm kiếm...

- Ý nghĩa của từ ghép này tương đương với ý nghĩa của từng hình vị

(trừ ý nghĩa ngữ pháp “tổng hợp”) khi những hình vị này được dùng như từ

đơn.

a3. Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa (từ ghép đẳng lập đơn ứng)

8

* Ví dụ: chợ búa, đường sá, xe cộ, tre pheo, bếp núc, sầu muộn,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập đơn nghĩa

- Ý nghĩa của từ ghép ứng với ý nghĩa của hình vị rõ nghĩa nhất trong

số các hình vị có mặt (trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp). Chẳng hạn nghĩa của

từ “bếp núc” ứng với ý nghĩa “bếp” trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp.

- Ý nghĩa của hình vị còn lại có xu hướng phai dần, hư hóa, chỉ còn có

tác dụng góp sức tạo ra ý nghĩa tổng hợp của chung cả từ ghép.

b) Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ có những đặc trưng chung là:

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bất bình

đẳng, quan hệ chính phụ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự

vật lớn, loại đặc trưng lớn và yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại

sự vật, loại đặc trưng đó.

- Ý nghĩa của từ ghép chính phụ là ý nghĩa không tổng hợp và khi cần

cụ thể hóa nó thì có thể phân biệt trong đó ý nghĩa dị biệt, ý nghĩa sắc thái

hóa. Có thể chia từ ghép chính phụ thành 2 kiểu chính là: từ ghép chính phụ

dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái hóa.

b1. Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó tên gọi nêu ở thành

tố chính được cụ thể hóa bằng cách thêm vào một tên gọi ở thành tố phụ, làm

cho những sự vật cùng loại được gọi tên ở thành tố chính phân biệt được với

nhau nhờ thành tố phụ.

Ví dụ: - xe đạp, xe máy, xe lửa, xe bò ...

- dưa hấu, dưa gang, dưa chuột, dưa bở ...

- toán học, sử học, vật lý học, khảo cổ học…

- hợp tác hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,…

b2. Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là từ ghép trong đó thành tố phụ

có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn từ ghép này

khác nghĩa với thành tố chính khi thành tố chính hoạt động như từ đơn và từ

ghép sắc thái hóa này khác từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa.

9

Ví dụ: - xanh lè, xanh um, xanh rì, xanh lục, xanh lơ ...

- thẳng đơ, thẳng tắp, thẳng đuột, thẳng tuột ...


分享到:

顶部
11/26 14:44
首页 刷新 顶部