Từ láy là “từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng
tạo nghĩa” [1, tr.58].
Để tạo ra nhạc tính cho sự hòa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ
vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy không đơn thuần là sự lặp lại âm,
thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng có sự biến đổi âm, thanh nhất
định, dù là ít nhất, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau.
Láy của tiếng Việt phải được hiểu là “sự hòa phối ngữ âm có tác dụng
biểu trưng hóa” [dẫn theo 1, tr.59). Ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng, ý
nghĩa ấn tượng.
Căn cứ vào số luợng tiếng người ta thường chia từ láy ra làm 3 lớp: từ
láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.
a) Từ láy đôi
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng
trong từ. Khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể
phân biệt các kiểu:
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận
a1. Từ láy toàn bộ: là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở
tiếng láy với sự khác biệt về thanh điệu hoặc trọng âm.
Ví dụ: - hao hao, lăm lăm, đùng đùng...
- đo đỏ, hơ hớ, sừng sững,...
a2. Từ láy bộ phận:
+ Từ láy âm đầu là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt
ở tiếng gốc và tiếng láy.
Ví dụ: đủng đỉnh, rung rinh, mộc mạc, lúc lắc, hể hả, ngo ngoe, hổn
hển, nhúc nhích, mỉa mai,...
10
+ Từ láy vần: là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở
tiếng gốc và tiếng láy.
Ví dụ: luẩn quẩn, bâng khuâng, chạng vạng, khéo léo, hấp tấp, tần
ngần, bỡ ngỡ, khúm núm, tẹp nhẹp,...
b) Từ láy ba
Từ láy ba là từ láy gồm 3 tiếng. Kiểu phối thanh thường gặp là:
- Tiếng thứ hai mang thanh bằng.
- Tiếng thứ nhất và thứ ba phải đối lập về âm vực hoặc âm điệu.
Ví dụ: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, cỏn còn con, sát sàn sạt, ...
c) Từ láy tư
Là từ láy gồm 4 tiếng. Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đôi.
Ví dụ: ấm ớ ấm a ấm ớ
hì hục hì hà hì hục
hăm hở hăm hăm hở hở