a) Chuyển loại giữa danh từ và động từ
- Chuyển loại danh từ thành động từ. Ví dụ:
+ đem cày đi cày ruộng
+ có ý thức ý thức được việc đó
- Chuyển loại động từ thành danh từ. Ví dụ:
+ bó hai bó rau
+ đang suy nghĩ mông lung những suy nghĩ mông lung ấy
b) Chuyển loại giữa tính từ và danh từ
- Chuyển loại tính từ thành danh từ. Ví dụ:
+ rất hạnh phúc những hạnh phúc ấy
+ rất khó khăn những khó khăn ấy
- Chuyển loại danh từ thành tính từ. Ví dụ:
+ lý tưởng của tôi rất lý tưởng
+ tấm vải lụa tay lái lụa
c) Chuyển loại danh từ thành đại từ
Một số danh từ chỉ quan hệ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh, chị…) và
danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp (bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, tiến sỹ…) được
chuyển loại làm đại từ nhân xưng.
d) Chuyển loại trong nội bộ danh từ
Một số danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, em, ông, bác, chú…), danh từ
chỉ bộ phận (tay, chân, cành, ngọn, lá…), danh từ chỉ đồ vật dùng để đựng (ly,
chén, xe, thuyền, cốc, bát…) được chuyển loại thành danh từ chỉ đơn vị.
Ví dụ: - anh trai anh công nhân
- chiếc lá lá phổi
- cái ly ly nước