1. Trình bày khái niệm từ loại và các căn cứ phân định từ loại trong
tiếng Việt.
2. Phân biệt thực từ và hư từ.
3. Những đặc trưng chính của danh từ tiếng Việt?
4. Sự khác nhau và giống nhau giữa danh từ chỉ loại và danh từ chỉ đơn
vị?
5. Những đặc trưng chính của động từ tiếng Việt?
6. Những đặc trưng chính của tính từ tiếng Việt?
7. Thế nào là đại từ? Các tiểu nhóm của đại từ?
8. Thế nào là phó từ? Các tiểu nhóm của phó từ?
9. Phân biệt tình thái từ và trợ từ?
10. Trình bày hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt.
11. Phân biệt hiện tượng chuyển di từ loại và hiện tượng đồng âm. Các
trường hợp dưới đây là hiện tượng chuyển loại hay hiện tượng đồng âm? Tại
sao?
- Mùa xuân 1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân 2 .
- Hôm qua 1 , qua 2 nói qua 3 qua 4 mà qua 5 không qua 6 .
- Ba tôi đem cày 1 đi cày 2 ruộng.
- Trời mưa 1 tầm tã, cơn mưa 2 kéo dài suốt đêm.
- Anh Sơn 1 mua hộp sơn 2 về để sơn 3 cửa.
- Chú bé đá 1 hòn đá 2 bên đường.
12. Xác định từ loại của từ cả trong những ví dụ sau:
a) Vợ cả 1 vợ hai cả 2 hai đều là vợ cả 3 .
b) Chớ thấy sóng cả 4 mà ngã tay chèo.
c) Cả 5 ba chàng đều có tài cả 6 .
d) Chờ cả 7 cô ấy nữa à?
13. Hãy xác định từ loại của các từ có trong những đoạn văn sau:
a) Đối với các cháu học sinh đại học sau mấy năm học, các cháu sẽ
bước vào đời, trở thành những cán bộ có văn hóa, khoa học khá. Nhưng các
cháu ấy có biết cán bộ nghĩa là gì không? Các chú dạy các cháu rất nhiều điều
nhưng có một điều phải làm thật rõ. Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ
trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu,
phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được. (Hồ Chí Minh - Tuyển tập văn
học, NXB Văn học).
b) Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên
ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng
đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc từ
trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái
28
đang ngồi cạnh mình chính là Nguyệt, chính là người mà chị tôi thường nhắc
đến. (Trích Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).
c) Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả vì người khí
to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở
bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề
ấy, hồi còn ở Hà Nội, anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy chững chạc
và hơi bệ vệ. Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng, trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt,
phủ một cái áo len trắng nó nịt người anh đến nỗi không còn thở được. (Trích
Đôi mắt – Nam Cao).