a) Phần trung tâm (TT)
Phần trung tâm của cụm danh từ do danh từ đảm nhận.
Ví dụ: những sinh viên lớp Báo chí
TT
biển Mỹ Khê
TT
Tuy nhiên, với các cụm danh từ có cả danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ
sự vật thì lâu nay có ba giải pháp về thành tố trung tâm:
1. Xem danh từ chỉ sự vật là thành tố trung tâm.
2. Xem danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm.
3. Xem danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm thứ nhất, danh từ chỉ sự
vật là thành tố trung tâm thứ hai.
Hiện nay, hướng xử lý được sử dụng trong nhà trường hiện nay là giải
pháp thứ ba. Giáo trình này cũng chọn theo giải pháp này, nghĩa là cả hai
danh từ làm trung tâm, trong đó, danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm thứ
nhất (D1), danh từ chỉ sự vật là thành tố trung tâm thứ hai (D2)
Ví dụ: - Tất cả những ngôi nhà màu xanh ấy
D1 D2
TT
- Hai cô sinh viên xinh đẹp kia
D1 D2
TT
b) Phần phụ trước
* Vị trí (-1): Đây là vị trí của từ “cái” chỉ xuất (thuộc loại từ trợ từ).
Thành tố này đứng ngay trước thành tố trung tâm, có tác dụng phân xuất sự
vật được biểu thị bằng danh từ đi sau nó ra khỏi những sự vật khác cùng loại
và nhấn mạnh vào sự vật đó.
32
Ví dụ: cái con người bạc ác ấy
-1 D1 D2
* Vị trí (-2): Đây là những từ chỉ lượng, bao gồm các số từ và lượng
từ: mỗi, từng, mọi, những, các, một, mấy, một, hai, ba, bốn…
Ví dụ: từng cái kẹo
-2
* Vị trí (-3): Đảm nhận vị trí này là những lượng từ chỉ tổng thể như:
tất cả, cả, tất thảy, hết thảy ...
Ví dụ: tất thảy những quyển sách kia
-3
c) Phần phụ sau
* Vị trí (+1): Đây là vị trí của các thực từ. Căn cứ vào hiện tượng giữa
các thành tố này không có quan hệ ngữ pháp với nhau nhưng cùng có quan hệ
chính phụ với danh từ làm thành tố trung tâm, người ta hợp nhất các thành tố
này vào vị trí (+1).
Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy
-3 -2 -1 D1 D2 +1
Số lượng các thành tố phụ sau của cụm danh từ ở vị trí (+1), vị trí của
những thực từ nêu đặc trưng miêu tả có mặt đồng thời là không hạn chế.
Trong trường hợp có nhiều thành tố phụ sau tại vị trí (+1), chúng ta dùng kí
hiệu (+1a), (+1b), (+1c),…
Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia
-2 D1 D2 +1a +1b
* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Ở vị trí này thường là các chỉ từ
như: này, kia, nọ, ấy, đấy, đó.
Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia
-2 D1 D2 +1a +1b +2