Ở dạng đầy đủ, cụm động từ gồm ba phần: phần phụ trước, phần trung
tâm và phần phụ sau.
a) Phần trung tâm (TT)
* Phần trung tâm của cụm động từ có thể là một động từ hoặc một tổ
hợp đông từ. Mọi tiểu loại động từ đều có thể đảm nhận vị trí trung tâm.
* Để nhất quán khi xem xét cấu trúc của cụm động từ, đối với trường
hợp cụm động từ có hai động từ đi liền nhau, ta quy ước động từ đứng đầu
tiên là thành tố trung tâm.
Ví dụ: - phải làm những việc này
TT Ps
- ngồi đọc sách
TT Ps
b) Phần phụ trước
Phần phụ trước của cụm động từ do các phó từ đi kèm động từ đảm
nhận. Chúng bổ sung cho thành tố trung tâm ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự
khẳng định, phủ định, sự đồng nhất, mệnh lệnh…Có thể có một thành tố hoặc
nhiều hơn một thành tố (có cùng đặc điểm, chức năng ngữ pháp) ở vị trí phần
phụ trước cụm động từ. Trong trường hợp có nhiều thành tố phụ trước cho
cụm động từ, chúng ta quy ước kí hiệu Pt1, Pt2, Pt3,…
Ví dụ: vẫn đang còn yêu cô ấy
Pt1 Pt2 Pt3
c) Phần phụ sau
34
Phần phụ sau của cụm động từ có thể và thường hay xuất hiện cùng
một lúc nhiều thành tố phụ sau. Về cấu tạo, phần phụ sau của cụm từ có thể là
từ, cụm từ, cụm chủ vị, cụm đẳng lập.
Ví dụ: - đi học
TT Ps
- cấm người ngoài vào công ty
TT Ps1 Ps2
- nghe chim hót
TT Ps (C-V)
này vào vị trí (+1).
Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy
-3 -2 -1 D1 D2 +1
Số lượng các thành tố phụ sau của cụm danh từ ở vị trí (+1), vị trí của
những thực từ nêu đặc trưng miêu tả có mặt đồng thời là không hạn chế.
Trong trường hợp có nhiều thành tố phụ sau tại vị trí (+1), chúng ta dùng kí
hiệu (+1a), (+1b), (+1c),…
Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia
-2 D1 D2 +1a +1b
* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Ở vị trí này thường là các chỉ từ
như: này, kia, nọ, ấy, đấy, đó.
Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia
-2 D1 D2 +1a +1b +2
4.2.2.3. Thực hành phân tích cụm động từ