6.2.4. Dấu lửng (…)
Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, hay có khi ở đầu câu) để biểu
thị rằng người viết đã không diễn đạt hết ý hay để biểu thị bằng lời nói bị đứt
quãng vì xúc động, hay vì lí do khác; dấu lửng cũng có thể biểu thị một chỗ
ngắt đoạn dài giọng với ý châm biếm, hài hước hoặc để ghi lại một chỗ kéo
dài của âm thanh.
Ví dụ:
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi coi lại, coi Bok
Hồ đi làm rẫy, coi cái áo Bok Hồ mặc…(Nguyên Ngọc)
Hiện nay có cách dùng dấu lửng trong ngoặc đơn (...), để chỉ ra rằng
người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.