Vừa xuất hiện lũ đầu mùa, hàng chục héc ta đất, cây trồng của người dân xã Minh Châu (huyện Ba Vì) bị nước lũ kéo trôi xuống lòng sông Hồng. Cuộc sống người dân xã đảo này vốn dĩ gặp nhiều khó khăn do mỗi năm bị cô lập với bên ngoài chừng bốn tháng vào mùa nước, nay lại thêm cảnh "hà bá" nuốt chửng đất đai.
Tác động kép
Ngày 31-5, vượt qua sóng nước sông Hồng, nhóm phóng viên Hànộimới tiếp cận với xã đảo Minh Châu, chứng kiến sức càn quét ghê gớm của nước lũ. Ngay tại chân dốc bến phà Minh Châu, dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn thúc vào bờ bãi kéo xuống lòng sông những mảng đất lớn mang trên đó nhiều loại cây trồng. Bà Phương Thị Đãn, thôn Chu Châu, xã Minh Châu cho biết, tình trạng sạt lở tại bờ bãi Minh Châu mùa lũ này đã xảy ra cách đây khoảng 20 ngày, mức độ ngày càng phức tạp. Khoảng một tuần trở lại đây, vị trí đã bị sạt lở lấn sâu vào bờ gần chục mét. Ông Nguyễn Công Thạo, xóm 4, xã Minh Châu khẳng định, tình trạng sạt lở xung quanh 6 cây số vuông bờ bãi Minh Châu xuất hiện từ lâu. Hơn chục năm qua, có những vị trí lấn sâu vào bờ hơn 100m nhưng chưa năm nào lại xảy ra tác động kép và diễn ra phức tạp như mùa lũ năm nay, nước sông Hồng dâng lên đến đâu, đất sạt lở đến đó (trừ hai đoạn khoảng 2,2km đã thả đá hộ chân chưa xuất hiện sạt lở).
Theo chỉ dẫn của bà Đãn, chúng tôi ngược về phía thượng lưu (tính từ bến phà Minh Châu) chứng kiến tình hình sạt lở bờ bãi Minh Châu. Tại vị trí bờ bãi gần với đầu kè Minh Châu vừa hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010, một cung sạt kéo dài khoảng 16m đang phát triển sâu vào bờ, cây cối nghiêng ngả đổ nát. Ở phía cuối kè này, một vị trí chưa thả đá hộ chân cũng xuất hiện một cung sạt khoảng 88m, có những chỗ tạo thành vách đứng sâu khoảng 10-12m rất nguy hiểm. Nếu dòng chảy tiếp tục áp sát vào những vị trí sạt lở, nguy cơ mất đất sản xuất tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ở hạ du (phía dưới bến phà Minh Châu), một vị trí bờ bãi tiếp giáp với kè Minh Châu chưa thả đá hộ chân cũng bị sạt lở.
Đi tìm nguyên nhân
Bờ bãi sông Hồng trên địa bàn xã Minh Châu bị sạt lở là hậu quả của tình trạng khai thác cát trái phép thời gian qua khiến dòng chảy thay đổi, nước chảy thúc vào bờ gây xói lở. Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng Quản lý đê điều (Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội). Khoảng 12 giờ ngày 31-5, theo quan sát của phóng viên Hànộimới, trên sông Hồng đoạn qua huyện Ba Vì có rất nhiều nhóm người đang vận hành hết công suất máy móc hút cát từ lòng sông lên các sà lan hoặc bãi chứa vật liệu xây dựng ven sông Hồng. Một số người dân địa phương cho biết, tình trạng khai thác trái phép ở đây diễn ra khá phổ biến.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội cho rằng, đặc điểm của xã Minh Châu là vùng bãi, việc thay đổi dòng chảy trong thời gian qua đã gây sạt lở nặng nề bờ bãi, gây những bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, phương án hiệu quả nhất vẫn là thả đá hộ chân vòng quanh xã đảo để bảo vệ đất đai và hoa màu. Mặt khác, đề nghị các ngành chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Hán Thị Lâm, xóm 7, thôn Chu Châu và nhiều người dân xã Minh Châu mong mỏi đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, đưa ra biện pháp xử lý bảo vệ đất đai để người dân yên tâm sản xuất. Minh Châu còn nghèo, là xã duy nhất nằm trên doi cát như một ốc đảo giữa sông Hồng, không có chợ, không cầu, không có đường giao thông nối với đất liền. Khi thảm họa thiên tai xảy ra, người dân Minh Châu gặp vô vàn khó khăn.
Theo chỉ dẫn của bà Đãn, chúng tôi ngược về phía thượng lưu (tính từ bến phà Minh Châu) chứng kiến tình hình sạt lở bờ bãi Minh Châu. Tại vị trí bờ bãi gần với đầu kè Minh Châu vừa hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010, một cung sạt kéo dài khoảng 16m đang phát triển sâu vào bờ, cây cối nghiêng ngả đổ nát. Ở phía cuối kè này, một vị trí chưa thả đá hộ chân cũng xuất hiện một cung sạt khoảng 88m, có những chỗ tạo thành vách đứng sâu khoảng 10-12m rất nguy hiểm. Nếu dòng chảy tiếp tục áp sát vào những vị trí sạt lở, nguy cơ mất đất sản xuất tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ở hạ du (phía dưới bến phà Minh Châu), một vị trí bờ bãi tiếp giáp với kè Minh Châu chưa thả đá hộ chân cũng bị sạt lở.
Đi tìm nguyên nhân
Bờ bãi sông Hồng trên địa bàn xã Minh Châu bị sạt lở là hậu quả của tình trạng khai thác cát trái phép thời gian qua khiến dòng chảy thay đổi, nước chảy thúc vào bờ gây xói lở. Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng Quản lý đê điều (Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội). Khoảng 12 giờ ngày 31-5, theo quan sát của phóng viên Hànộimới, trên sông Hồng đoạn qua huyện Ba Vì có rất nhiều nhóm người đang vận hành hết công suất máy móc hút cát từ lòng sông lên các sà lan hoặc bãi chứa vật liệu xây dựng ven sông Hồng. Một số người dân địa phương cho biết, tình trạng khai thác trái phép ở đây diễn ra khá phổ biến.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội cho rằng, đặc điểm của xã Minh Châu là vùng bãi, việc thay đổi dòng chảy trong thời gian qua đã gây sạt lở nặng nề bờ bãi, gây những bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, phương án hiệu quả nhất vẫn là thả đá hộ chân vòng quanh xã đảo để bảo vệ đất đai và hoa màu. Mặt khác, đề nghị các ngành chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Hán Thị Lâm, xóm 7, thôn Chu Châu và nhiều người dân xã Minh Châu mong mỏi đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, đưa ra biện pháp xử lý bảo vệ đất đai để người dân yên tâm sản xuất. Minh Châu còn nghèo, là xã duy nhất nằm trên doi cát như một ốc đảo giữa sông Hồng, không có chợ, không cầu, không có đường giao thông nối với đất liền. Khi thảm họa thiên tai xảy ra, người dân Minh Châu gặp vô vàn khó khăn.