越南语学习网
Cô gái chăn ngỗng bên suối 井边的牧鹅女
日期:2023-08-24 17:00  点击:280
Ngày xửa ngày xưa có một bà lão già nua sống trong một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh giữa rừng. Rừng rộng bao la, mà sáng nào bà cũng chống nạng đi lẩy bẩy vào rừng. Bà luôn chân, luôn tay, việc nhiều đến nỗi tưởng chừng ở tuổi cao như bà không sao làm xuể. Nào là cắt cỏ cho ngỗng, với tay hái quả rừng, rồi đưa tất cả lên vai vác về nhà.
Ai cũng nghĩ, bà sẽ khuỵu xuống vì còng lưng vác nặng, nhưng may là lần nào bà cũng mang về được đến nhà. Mỗi khi gặp ai, bà cũng niềm nở chào hỏi:
- Chào người bà con, trời hôm nay nắng đẹp. Bà con thấy già này mang vác thì ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng ai mà chẳng vác gánh nặng nợ đời của mình.
Tuy vậy, dân làng không thích gặp bà lão. Họ thường đi đường vòng để tránh bà. Khi hai bố con nhà kia đi ngang qua mặt bà, ông bố khe khẽ nói với con trai:
- Con phải coi chừng mụ già ấy. Mụ mưu mô quỷ quyệt lắm. Đó là một mụ phù thủy.
Vào buổi sáng kia, có một chàng trai trẻ đẹp đi qua rừng. Trời nắng chan hòa, chim hót líu lo, gió mát đung đưa cành lá. Lòng chàng lâng lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy một bà già phù thủy cầm liềm cắt cỏ. Bà đã nhét vào đầy tay nải cỏ. Cạnh đó còn hai giỏ đầy lê và táo rừng. Chàng nói:
- Mẹ già ơi, làm sao mà mẹ mang hết được chỗ này?
Bà già đáp:
- Anh thấy không. Tôi vẫn mang cho kỳ hết về. Con nhà giàu đâu phải làm như vậy. Nông dân có câu:
Ngó quanh làm chi,
Vì lưng vốn còng.
Khi chàng đến gần, bà bảo:
- Chàng giúp tôi một tay nhé, lưng chàng thẳng, chân tay khỏe mạnh, chàng thấy nó nhẹ thôi. Nhà tôi cũng không xa đây, ở khuất sau núi kia, trên đồng cỏ. Chàng đi chỉ một lát là tới.
Chàng thanh niên mủi lòng thương và nói:
- Tôi không phải là con nhà nông, cha tôi là một bá tước giàu có. Nhưng con nhà nông cũng không mang hết được. Để tôi mang giúp chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Được anh giúp thì tôi mừng quá. Chắc chắn phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với sức trai thì thấm chi. Anh nhớ mang giúp cho cả táo và lê nhé.
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, nhưng bà già cứ nài ép, bà buộc khăn gói lên lưng chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng. Bà nói:
- Chàng thấy không, nhẹ tênh mà.
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Cái bọc nặng như bọc đá đè lên lưng. Lê táo cũng nặng như chì. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ xuống, nhưng bà già không chịu. Bà nói mỉa:
- Trông kìa, cái mà bà già mang thường xuyên thì trai tráng thế kia ý chừng không mang nổi. Nói thì hay lắm, nhưng phải bắt tay vào làm thực sự thì đứng phủi tay.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng còn chần chừ nữa. Nào, nhấc chân lên chứ! Chẳng có ai vác đỡ chúng cho đâu.
Đi trên mặt đất bằng phẳng còn chịu được, nhưng chân dẫm trên đá để leo núi thì chàng tưởng chừng muốn kiệt sức. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng làm khi thấy nóng, khi thì thấy lạnh toát sống lưng. Chàng nói:
- Mẹ ơi, con không đi nổi nữa, con phải nghỉ một lát.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây. Đến nơi ta nghỉ một thể. Bây giờ cứ đi tiếp. Biết đâu thế chả là tốt cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật là xấc xược.
Chàng định vứt tất cả xuống, nhưng loay hoay mãi không được. Chúng dính chặt vào lưng chàng như là nó mọc ở lưng ra. Chàng quay lắc người nhưng nó vẫn ở trên lưng.
Thấy vậy bà già cười và nhảy nhót một cách khoái trá trên đôi nạng. Bà nói:
- Chàng ơi, xin đừng tức giận. Mặt chàng đã đỏ chín lên như gà chọi. Chàng cứ chịu khó mang nó, về đến nhà già sẽ thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Đành phải theo số phận mà lẽo đẽo đi theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹ hơn, còn chàng thì thấy đồ trên lưng mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà nhún người nhảy một cái, ngồi vắt vẻo trên lưng chàng. Bà già gầy khẳng khiu như cái cọc rào mà sao nặng hơn cả một mụ nông dân béo ục ịch.
Chàng lảo đảo bước từng bước một, còn bà thì lấy roi và cành gai đánh thúc chàng đi. Tới lúc đến được nhà thì chàng cũng sắp khuỵu xuống. Đàn ngỗng thấy bà già thì vỗ cánh, vươn cổ, chạy lại đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, khỏe mạnh to lớn, xấu như ma lem cầm roi theo sau đàn ngỗng và nói:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con gái cứ yên tâm. Chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây mang giúp về cho mẹ. Con gái mẹ, khi mẹ mệt chàng ta lại cõng mẹ trên lưng nữa. Trong lúc đi đường rất vui vẻ, thậm chí còn đùa giỡn nên không thấy đường xa nữa.
Rồi bà già tụt xuống, đỡ đồ trên lưng xuống, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng nói:
- Giờ hãy ngồi nghỉ ở chiếc ghế dài trước cửa. Chàng sẽ được trả công xứng đáng với việc làm. Mà nhất định là có thôi.
Rồi bà nói:
- Con gái mẹ, con vào trong nhà. Con đứng một mình bên chàng trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có thể mê con đấy.
Bá tước nửa cười nửa khóc. Chàng nghĩ bụng:
- Những thứ của quý như thế giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho tim mình rung động.
Trong lúc ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng cô con gái vào nhà. Chàng trai ngả lưng trên chiếc ghế dài ở gốc cây táo. Không khí êm dịu ấm áp, một cánh đồng cỏ xanh rờn trải ra xung quanh khu nhà. Trên cánh đồng mọc đầy hoa ngọc chân, bách lý và hàng ngàn loại hoa khác. Con suối chảy ngang nước trong veo, phản chiếu lóng lánh ánh mặt trời. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi đi lại lại hay lội bì bõm dưới nước. Chàng nghĩ bụng:
- Cảnh ở đây thật yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp lại không sao mở được. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào thổi bay đôi chân mình đi, nó đã nhũn ra như bùi nhùi mất rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy và bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu. Quả là già đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa đến nỗi mất mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc của cải thì chàng không cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chàng.
Bá tước đứng dậy, cảm thấy người mình khỏe hẳn lên, cảm ơn bà già, rồi lên đường mà chẳng đoái hoài gì đến cô con gái bà. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước lang thang ba ngày trong rừng hoang vu, mãi sau mới tìm được lối ra. Chàng đến một thành phố lớn, ở đây không ai biết chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện khi vua và hoàng hậu đang ngự triều. Bá tước quỳ xuống, lấy ra chiếc hộp bằng ngọc xanh đặt bên chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng cầm chiếc hộp dâng lên. Bà vừa mở ra xem thì té ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bá tước bị ngay bọn thị vệ bắt giữ, định đem tống ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng và lệnh cho mọi người ra ngoài, để bà một mình nói chuyện riêng với chàng. Khi chỉ còn hai người, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết và nói:
- Giàu sang phú quý đối với ta có là gì, khi sáng nào thức dậy ta cũng lo âu phiền não. Ta có ba người con gái, trong đó con út là đẹp nhất, thiên hạ coi nó là của quý kỳ diệu. Nó da trắng như tuyết, má hồng như hoa táo, tóc mượt óng dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nó khóc không phải giọt lệ thường mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt rỏ ra. Lúc nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em đến trước ngai vàng. Chàng không thể tưởng tượng được, khi nó bước vào, toàn thể quần thần đều trố mắt ra nhìn như nhìn mặt trời mọc. Vua phán: "Các con ạ, cha không biết ngày nào là ngày cuối đời mình. Hôm nay cha muốn quyết định cho mỗi con được hưởng thừa kế những gì sau khi cha khuất núi. Các con đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu quý cha nhất sẽ được hưởng cái quý nhất."
Cô con gái nào cũng nói là yêu quý cha nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu quý cha như thế nào, để cha hiểu được lòng các con." Cô cả nói: "Con yêu quý cha như yêu đường ngọt lịm." Cô thứ hai nói: "Con yêu quý cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của con." Cô út lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Con gái yêu quý, con yêu quý cha như thế nào?." Cô đáp: "Con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha." Nhưng vua cha đòi cô phải nói điều ví của mình. Mãi sau cô mới nói: "Thiếu muối món ăn ngon nhất con ăn cũng không thấy ngon. Vậy con yêu quý cha như muối." Nghe vậy vua cha nổi giận phán: "Nếu mày yêu quý ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng cho tấm lòng của mày." Vua chia ngay giang sơn làm hai chia cho cô cả và cô thứ hai. Sai buộc lên lưng cô út bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô vào khu rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin cho con út, nhưng vua vẫn không nguôi giận. Con út tôi khóc lóc thảm thiết khi phải ra đi. Suốt dọc đường rải đầy châu ngọc tuôn rơi từ mắt nó. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì sự trừng phạt quá đáng ấy, cho người đi tìm đứa con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai tìm thấy nó. Mỗi khi nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là lòng ta se lại. Đôi khi ta tự an ủi với hy vọng là nó vẫn còn sống, ẩn náu trong một cái hang nào đó hay có người nào thương hại che chở. Chàng có thể tưởng tượng được không, khi ta mở chiếc hộp ngọc xanh của chàng ra, ta thấy trong đó có hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con gái út ta nhỏ ra. Vì thế nên ta xúc động mạnh. Chàng có thể nói cho ta biết làm sao ngọc kia lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết, rằng một bà lão trong rừng đã đưa ngọc cho chàng, rằng bà lão nom rất khả nghi là một mụ phù thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão, vì nghĩ, ngọc ở đâu thì có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi kéo sợi phía ngoài nhà. Bà ở nơi hoang vu. Trời đã tối. Một thanh củi trong bếp cháy hắt ra ánh sáng loe lắt. Bỗng nghe thấy tiếng ồn ào vang lại. Ngỗng đến giờ từ đồng cỏ về chuồng, chúng kêu quạc quạc ầm cả lên. Một lát sau cô con gái bước vào nhà. Bà lão chẳng buồn nói mà chỉ khẽ gật đầu. Cô con gái lại ngồi bên mẹ và cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn, thành thạo. Hai người ngồi bên nhau hai tiếng đồng hồ mà không nói với nhau nửa lời. Mãi sau có tiếng động bên cửa sổ và có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm nhòm vào. Đó là con cú già, nó hú lên ba lần. Bà ngẩng lên nhìn một tí, rồi bảo:
- Con gái quý của mẹ, đã đến lúc con ra làm việc.
Cô đứng dậy và đi ra ngoài. Cô đi đâu nhỉ? Cô băng qua đồng cỏ đi tới tận thung lũng kia. Sau đó, cô tới bên dòng suối, nơi có ba cây sồi cổ thụ. Lúc này trăng tròn và đã lên quá đỉnh núi. Ánh trăng sáng tới mức có thể tìm được kim khâu. Cô bỏ mạng che mặt và ra suối rửa mặt. Xong xuôi cô nhúng mạng xuống nước suối rồi đặt trên cỏ để hong khô dưới ánh trăng. Cô gái thay đổi hình dạng. Chắc các bạn chưa từng thấy người đẹp đến thế bao giờ. Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc vàng óng mượt tuôn ra như ánh mặt trời, tóc phủ lên khắp người như một chiếc áo khoác. Đôi mắt sáng lóng lánh như sao trên trời, đôi má ửng hồng mịn dịu như hoa táo.
Cô gái xinh đẹp nhưng lại buồn. Cô ngồi khóc thảm thiết, nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi như thế rất lâu, bỗng trên cành cây gần đấy có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô bật đứng dậy như con hoẵng nghe thấy tiếng súng của người đi săn, đúng lúc ấy trăng bị mây che khuất. Chỉ trong giây lát cô lại lấy mạng che lại như cũ và biến đi như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Run rẩy như lá liễu, cô chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể cho bà nghe, nhưng bà cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng, nhóm thêm củi vào bếp. Bà không ngồi xuống guồng sợi mà đi lấy chổi quét cho sạch nhà. Bà bảo con gái:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm sạch sẽ.
Cô hỏi:
- Mẹ định làm gì đấy? Sao đã khuya rồi mà mẹ còn quét nhà?
Bà mẹ hỏi lại:
- Thế con có biết, bây giờ là mấy giờ không?
Cô đáp:
- Quá mười một giờ, nhưng chưa tới mười hai giờ khuya.
Bà già nói tiếp:
- Con có nhớ không, cách đây ba năm, cũng ngày này năm ấy con đã đến với mẹ. Vận hạn con đã hết, chúng ta không thể ở tiếp bên nhau nữa.
Cô gái sợ hãi nói:
- Trời, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à? Biết đi đâu bây giờ? Con không có bạn bè, quê hương, không biết nương tựa vào đâu. Những gì mẹ muốn con đều làm cả. Con chưa bao giờ làm phật lòng mẹ. Mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô biết việc sắp xảy ra. Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Khi dọn đi, mẹ muốn nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy con đừng cản trở công việc của mẹ. Về phần con, con đừng có lo. Con sẽ tìm ra mái nhà yên vui và hài lòng với công sá mẹ trả con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xảy ra.
Mẹ bảo con lần nữa, đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận làm. Con đừng nói gì nữa, hãy về phòng riêng của mình, bỏ mạng che mặt ra, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến với mẹ. Rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Giờ tôi xin kể tiếp về vua và hoàng hậu. Cả hai cùng bá tước ra đi, tìm bà già ở nơi hoang vu. Bóng đêm bao trùm khắp khu rừng, bá tước đi lạc nên phải đi một mình. Nhưng sáng ngày hôm sau chàng có cảm giác là mình đi đúng hướng. Chàng cứ thẳng đường đi mãi cho tới khi trời tối mới dừng chân, trèo lên cây định ngủ qua đêm vì lo có thể đi lạc đường.
Khi ánh trăng tỏa sáng khắp vùng thì chàng thấy có bóng người thờ thẫn đang đi xuống núi. Người ấy không cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là người chăn ngỗng mà chàng trước kia đã gặp ở nhà bà già. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đến. Đã thấy được mụ phù thủy tất cả tìm ra người kia.
Chàng ngạc nhiên khi thấy người này đến bên suối, bỏ mạng che mặt ra và vục đầu rửa mặt. Mớ tóc vàng óng mượt xõa xuống người nàng. Chàng chưa từng thấy ai đẹp thế ở trên trần gian. Chàng nín thở vươn cổ ra nhìn người đẹp không chớp mắt. Không hiểu tại chàng vươn ra quá xa hay tại duyên cớ nào khác nữa. Bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái, và ngay lúc ấy cô gái vội đeo mạng che mặt, bật đứng dậy như con hoẵng biến khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây khuất che mặt trăng nên chàng không nhìn thấy nàng đâu nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo từ trên cây xuống rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát, thấy trong bóng tối lờ mờ hai bóng người đi trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Từ xa, hai người thấy có ánh đèn trong căn nhà nhỏ của bà già nên cứ hướng ấy đi tới. Bá tước kể cho họ nghe những điều kỳ lạ chàng nhìn thấy bên suối. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, hai người biết đó chính là cô con gái của mình bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc tới căn nhà nhỏ. Ngỗng ngủ khắp quanh nhà, đầu ấp vào cánh, không con nào động đậy. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy cảnh vật tĩnh mịch, chỉ có bà lão ngồi chăm chú kéo sợi, không ngó nhìn quanh.
Trong buồng sạch sẽ, y như là nơi ở của những người sống trong không trung, chân không dính tí bụi nào. Họ ngắm nhìn một lúc lâu, nhưng không thấy con gái mình. Cuối cùng, họ đành đánh bạo khẽ gõ cửa sổ.
Bà lão hình như ngồi đó để chờ họ. Bà đứng dậy, gọi một cách niềm nở:
- Xin cứ vào, già biết các người mà.
Khi họ vào buồng, bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đứa con ngoan ngoãn một cách bất công ra khỏi nhà thì có phải đỡ mất công đi quãng đường dài không? Cô ta cũng chẳng thiệt hại gì. Cô ta phải ba năm chăn ngỗng, không bị tiêm nhiễm điều gì xấu cả, vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt sống trong lo sợ suốt thời gian ấy.
Rồi bà lão vào buồng trong gọi:
- Ra đi, con thân yêu!
Cửa mở, công chúa tóc vàng, có đôi mắt sáng long lanh, cô mặc đồ lụa trông cứ như thiên thần bước ra. Nàng ôm hôn cha mẹ. Mọi người đều òa lên khóc vì vui sướng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Nhìn thấy chàng, bỗng nàng đỏ ửng hai má như bông hồng mọc trên đồng nội, nàng cũng chẳng hiểu sao lại như vậy. Nhà vua nói:
- Con yêu dấu của cha, biết cho con cái gì bây giờ, giang sơn cha đã tặng rồi.
Bà lão nói:
- Nàng chẳng cần gì cả. Già đã tặng nàng những giọt lệ mà nàng khóc vì các người. Những giọt lệ ấy đã thành những viên ngọc lóng lánh đẹp hơn cả ngọc lấy dưới bể, nó đáng giá hơn cả giang sơn kia. Để trả công cho nàng, già để cho căn nhà nhỏ này của già.
Nói xong, trong nháy mắt bà già biến mất. Quanh tường có tiếng nổ khe khẽ, mọi người mải nhìn quanh thì căn nhà nhỏ đã biến thành một lâu đài nguy nga, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy lại tới tấp.
Câu chuyện còn dài, nhưng bà tôi vì tuổi già nên không nhớ những phần còn lại. Tôi tin rằng, công chúa xinh đẹp sẽ lấy bá tước, họ sống trong lâu đài, hưởng diễm phúc trời cho. Tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi đoán rằng, những con ngỗng trắng như tuyết ở quanh nhà từng là những thiếu nữ - xin đừng có ai mếch lòng - mà bà cụ đem về nuôi, giờ đã hiện nguyên hình người để làm thị nữ cho bà hoàng trẻ tuổi.
Chắc chắn bà lão trong chuyện không phải là một mụ phù thủy như người ta tưởng, mà là một bà lão thông minh, tốt bụng. Rất có thể, khi công chúa chào đời, bà mụ đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ thay vì nước mắt. Ngày nay, những việc như thế không có nữa, nếu không người nghèo chẳng mấy chốc trở nên giàu có.
从前有一个老婆婆,她和一群鹅住在大山之间的荒野里,荒野的四周环绕着一片大森林。 每天清晨,老婆婆都要拄着拐杖,颤颤巍巍地走到森林中去,她在那儿不停地忙着,别人真无法相信她这么大的年纪了还能做这么多事:她要替自己的鹅打草,用手采摘野果,还要把所有的这些东西背回家去。 别人一定以为这么重的东西一定会把她压倒在地,可是她却总是能够把它们全都背回去。 如果她碰到别人,她都会十分和蔼地向他打招呼:"你好呀,亲爱的老乡,今天天气可真不错哩。是的,你看见我拖着这么多草准会吃惊,可是每个人都得背起他自己的负担啊。"不过,人们宁可绕弯路也还是不愿遇见她。 如果一位父亲带着他的儿子从她身边经过,他便会悄悄地对儿子说:"小心这个老太婆,她是一个非常狡猾的女巫。"
一天早晨,一个英俊的少年在林中漫步。 清晨的森林,阳光明媚,鸟儿欢唱,阵阵凉风轻拂着树叶,此时的少年心情舒畅极了。 就在这时,他突然看见了那个老太婆,她正跪在地上用镰刀割草哩。 她已经割了一大捆草,她的身旁还放着两个装满了野梨和苹果的篮子。 "嗨,老太太,"少年说,"你一个人怎么搬得动这么多东西呢?""我不搬不行啊,亲爱的先生,"她回答道,"有钱人家的少爷不用干这个。可是有句俗语说得好:'别东张西望,你的背像弯弓一样。'"
"你愿意帮帮我吗?"老太婆看到少年还站着没走,便问道,"你的背还是直直的,腿脚还很利落,干这个并不难。再说我家离这儿并不太远,就在这座山后面的荒原上,很快就能走到。"这时少年对这个老太婆充满了同情,便说:"虽然我的父亲不是农民而是一位富有的伯爵,可是为了让你看看并不是只有农民才能干重活儿,我愿意帮你把这些东西背回去。""如果是这样的话,那我太高兴了,"她说,"你得走上一小时,可这对你又算得了什么呢?对了,那边的梨子和苹果你也得背上。"年轻的伯爵听说要走上一小时的路,变得有些犹豫了。 可是老太婆并不放过他,而是马上把草捆放在了他的背上,再把两只篮子挎在他的手腕上。 "你瞧,这不是挺轻松的吗?"她说。 "不,并不轻松。"小伯爵愁容满面地说道,"这些草捆在背上非常沉,好像里面尽是装的大石头。苹果和梨子也重得像灌了铅一样,我被压得都快要憋不过气来了。"他很想把东西全都放下,可是老太婆不让他这么干。 "瞧,"她嘲讽地说道,"你这位年轻的先生连我这个老太婆经常搬的东西都搬不动。你说起漂亮话来倒是蛮厉害的,真要干起来的时候却想逃之夭夭,你还站在那儿干嘛呢?"她继续说道,"走吧,快抬腿!没有人会替你背的。"只要走的是平路,年轻人还顶得住,可是当他们来到山前,不得不往上爬,而脚下的石头又一个个像是活了似的往下滚的时候,他就吃不消了。 只见他不仅额头上挂着一颗颗的汗珠儿,身上也是汗流浃背的,让他觉得一会儿冷,一会儿热。 "老婆婆,"他说,"我不行了,想休息休息。""不行!"老太婆回答说,"我们到了以后,你才可以休息,现在你还得往前走。谁知道你打的是什么主意呢?""老太婆,你好不讲理!"小伯爵说着就想放下背上的草捆,可他是白费心机,因为那个包袱牢牢地挂在了他的背上,像是长在了他身上一样。 他急得转过来,又转过去,可是怎么也摆脱不掉。 见此情形,老太婆高兴得哈哈大笑,在那儿拄着拐棍乱蹦乱跳。 "别生气,亲爱的先生,"她说,"你的脸红得像一只火鸡。耐心一点背你的包袱吧,到家后我会多多给你赏钱的。"小伯爵无可奈何,只好认命,耐着性子跟在老太婆的身后慢慢地走着。 老太婆好像变得越来越矫健,而他的负荷却变得越来越沉重。 突然,她往上一跳,跳到草捆上坐了下来。 虽然她骨瘦如柴,却比那种最胖的乡下姑娘还要重。 年轻人两膝打颤,可是他要是不往前走,老太婆便会用树枝和麻杆抽打他的腿。 他就这么气喘嘘嘘地爬上了山,终于到了老太婆的家,这时他累得差不多快要倒下去了。 那些鹅一看见老太婆便竖起它们的翅膀,伸长脖子嘎嘎嘎地朝她跑了过来。 一个妇人手里拿着一根树枝,跟在那群鹅的后面走了过来。 她又高又壮,丑得像个母夜叉。 "妈妈,"她对老太婆说,"怎么啦,你怎么才回来?""没什么,我的女儿,"老太婆回答说,"我没遇到什么坏事,恰恰相反,这位好心的先生帮我把东西背回来了哩。当我走累了,他还连我也一起背了上来。这段路对我们来说根本不算远,我们一路上非常高兴,还一直闹着玩儿呐。"终于,老太婆走了过来,从年轻人的背上把草捆取了下来,并接过他手腕上的篮子,非常和蔼地看着他说,"现在你坐到门口的长凳上去好好休息一下吧。你应该得到的那一份报酬,我是不会少你的。"然后她对牧鹅女说,"我的女儿,你进屋去,你不适合同一位年轻的先生单独待在一起。咱们不应该火上浇油,否则他会爱上你的。"伯爵听了哭笑不得,心想:"这样一个活宝,哪怕她再年轻三十岁,也打动不了我的心。"这时,只见那老太婆像抚摸自己的孩子一样抚摸着她的那群鹅,随后便同女儿一道进屋去了。 于是,少年便在野苹果树下的一条长凳上躺了下来。 山上的空气清新宜人,周围是一大片绿色的草地,草地上开满了樱草、野麝香和各色各样的花儿;一条清清的小溪从草地间流过,水面上波光鳞鳞;那些白白的鹅,有的在水中漫步,有的在水中嬉戏玩耍。 "这儿可真美啊!"少年说道,"可是我累得连眼皮都抬不起来了,我得先睡一会儿才行。但可千万别起风呀,因为风儿一定会把我这双软得像火绒似的腿给吹跑的。"
刚刚睡着不一会儿,那老太婆就走了过来把他摇醒说:"起来,你不能留在这儿。是的,我把你累坏了,可是你不还是活得好好的吗?我现在就把你应得的报酬给你。金银财宝你不需要 ,我要给你一件别的东西。 "说着,她便把一只用一整块绿宝石雕刻而成的精制的小匣子放到了他的手中。然后又接着说:"好好保管它,它会给你带来幸福的。 "伯爵一听自己可以走了,便高兴得跳了起来,这时他人也清醒了,精神也好了,于是谢了那个老太婆便头也不回地朝山下走去,身后传来鹅群阵阵欢快的叫声。
小伯爵在荒野里转了三天才找到出去的路。 这时,他来到一个陌生的地方,因为当地没有人认识他,人们便把他带到了王宫里。 来到王宫,只见国王和他的王后正端坐在高高的宝座上。 于是他单膝跪地,从口袋里把绿宝石小匣子掏了出来,呈送给王后。 只见那王后还没等打开小匣子就昏倒在地了,国王的侍卫于是便把少年抓了起来,要把他送进牢房。 这时王后睁开眼睛并命令侍卫把他给放了,然后她让所有的人都退下,因为她要和小伯爵单独谈谈。
众人退下之后,只见王后伤心地哭了起来:"我虽然有享受不尽的荣华富贵,可是那又有什么用呢?我的生活里充满了忧愁和痛苦。我本来有三个女儿,其中最小的那个女儿最美丽,大家都说她美得像个天仙:她的皮肤像雪一样白,她的面庞像花儿一样娇艳,她的满头金发像阳光一样灿烂;她哭泣的时候,从眼睛里流下来的眼泪是一颗颗晶莹美丽的珍珠和宝石。她十五岁那年,国王把三个女儿全都叫到他的面前,你绝对想像不到当她像初升的太阳一般光彩照人地走进来时,在场的那些大臣们有多惊异!这时,国王问她们说,孩子们,我不知道自己什么时候会离你们而去,所以我要在今天决定你们每一个人在我死后能够得到些什么。你们三个都很爱我,但其中最爱我的那个却应得到最好的东西。三个女儿都说自己最爱他。于是国王就问,'你们能告诉我,你们是怎样爱我的吗?这样,我就知道你们是不是真心爱我了。'于是大女儿说,'我爱父亲就像爱最甜的甜点心。'接着,二女儿说,'我爱父亲就像爱我最漂亮的衣服。'可是最小的女儿却沉默不语,国王便问她,'你呢,我最亲爱的孩子,你是怎样爱我的呢?''我不知道,'她回答说,'没有任何东西能与我对你的爱相比。'可国王却坚持要她说,于是她终于说道,'您知道,没有盐,再好的美味佳肴我也不喜欢。所以,我爱父亲就像爱盐一样。'国王听了,非常生气地说,'既然你像爱盐一样爱我,那我就用盐来回报你对我的爱好了。'就这样,他把自己的王国分给了两个大女儿,却让侍从将一袋盐捆在小女儿身上,并命令他们把她扔到荒芜人烟的大森林里去。我们全都替她求情,可是国王还是没有回心转意。"王后哭着继续说道:"当小女儿不得不离开我们的时候,她哭得真伤心啊!整条路上都洒满了她的珍珠眼泪。没过多久,国王因自己这么严厉地惩罚了小女儿而深感后悔,便派人到森林中去寻找那可怜的孩子,可是找遍了整个大森林还是没有见到她的踪影。后来我只要一想到她有可能被野兽吃掉了,我就会伤心得不能自已。有时我又安慰自己,认为她也许还活着,要么藏在哪个山洞里了,要么被什么好心人收养了。可是,当我看到你给我的绿宝石小匣子,看见上面镶嵌着一颗珍珠,且它的形状和从我女儿眼睛里掉出来的珍珠眼泪一模一样的时候,你说我有多激动啊!你一定要告诉我,你是如何得到这颗珍珠的。"于是小伯爵便告诉她自己是从一个住在大森林中的老太婆那儿得到的。 国王和王后听了之后,便决定去寻找那个老太婆,因为他们认为她一定知道小公主的下落。
却说那个老太婆此时正坐在家里的纺车边纺纱织布,此时天已经黑了下来,她脚边的炉子里燃着的一块木炭发出了微弱的亮光。 这时,从远处突然传来一阵嘎嘎嘎的声音,原来是她的鹅群从草地上回来了 ,不一会儿,她的女儿也回来了。 可是老太婆却没怎么搭理她,只是对她点头示了意。 于是女儿便坐到她的身边,从她手中接过纺锤,像个年轻的姑娘一般灵巧地纺起线来。 她们就这样默默地干了两个小时,谁都没说一句话。 这时,她们听到有什么东西在窗外叫着,还看到有两只眼睛在忽闪忽闪地往里瞅着。 原来那是一只老猫头鹰在咕咕咕地叫哩。 于是老太婆抬头看了看天,然后说:
"时间到了,女儿,去干你的事儿吧。"
于是,姑娘便走了出去。 她到底要去哪儿呢? 只见她穿过草地然后继续朝前走去,一直走进山谷,最后她来到了三棵老橡树旁的井边。 这时,圆圆的月亮已经悄悄地爬上了山顶,皎洁的月光照在山谷里,一切都是那么明亮,仿佛针儿掉在地上也能找到。 只见她取下脸上的面皮,把头低下在井边洗了起来。 洗完脸后,她又把那张面皮浸到水里,然后再在草地上铺平凉干。 可是你绝对想像不到这个月光下的女孩是什么样子! 只见她那头花白的假辫子掉了下来,一头金发像阳光一样披散在肩头,仿佛像一件外套似的盖住了她的整个身躯。 她的两只眼睛像夜空中的星星一样晶莹剔透,娇嫩的双颊恰似那盛开的花儿。
可是美丽的少女却十分忧伤,她坐到地上,伤心地哭了起来,泪珠一颗颗地落到披散的头发间。 她就这样坐了很久,突然 ,附近的树林里发出了一阵沙沙的声音,她像一头听到猎人枪声的小鹿似的从地上一跃而起。 这时,月亮被一团星云遮住了,一眨眼,那姑娘又重新套上了她的面皮和假发,像一盏被风吹灭了的灯一样骤然消逝在树林之中。
姑娘像一片白杨树叶似的全身颤慄着跑回了家。 那老太婆这时正站在门边,姑娘想把发生的事情告诉她,可是她却笑着说:"我已经全知道了。"老太婆把姑娘带进屋里,然后在火炉里再加上了一块木头,可是她却没有坐到纺车前去,而是拿来一把扫帚,开始打扫屋子。 "一切都要弄得干干净净的才行。"她对姑娘说道。 "可是,妈妈,"姑娘说,"你为什么这么晚才开始干呢?你怎么啦?""你知不知道现在是几点钟?"老太婆问道。 "还没到午夜,"姑娘回答说,"可是已经过了十一点了。""你不记得了吗?你就是三年前的今天到我这儿来的呀!"老太婆继续说道,"你在我这儿的时间已经够久的了,你不能再待在这儿了。"姑娘吃了一惊,问:"唉,亲爱的妈妈,你难道想赶我走吗?你叫我去哪儿呢?我既没有朋友,也没有了家,我能上哪儿去呢?凡是你叫我做的活儿我都做了,你也对我挺满意,别赶我走吧!"老太婆不愿告诉她真正的原因,只是说:"我不再待在这儿了,可我搬走的时候,要把这儿打扫得干干净净的,所以不要妨碍我干活,你也不用担心,你会找到住处的。而且我将要给你的报酬你也会很满意的。""可是请你告诉我,到底会发生什么事呢?"姑娘继续问道。 "我再对你说一遍,不要妨碍我干活。不要再问了,回你的房间去,把脸上的面皮取下来,再穿上你当初来我这儿时穿的那件丝绸衣服,然后呆在你自己的房间里,直到我叫你出来为止。"
却说国王和王后以及小伯爵一起出了王宫,准备到荒野上去找那个老太婆。 夜里,小伯爵在森林里掉了队,只好一个人继续朝前走。 第二天,他才找到了那条上山的路,便不停地朝前赶路,一直走到天黑才爬到一棵树上,准备在那儿过夜。 当月亮出来的时候,他发现了一个人影从山上走了下来,虽然这人的手里没有拿鞭子,可是他却一眼认出这个人就是那个牧鹅女。 "呀,"他差点失声叫了出来,"是她,我刚刚才从一个巫婆的魔掌中逃出来,莫非现在又要落入另一个巫婆的魔掌?"可是,当他看到牧鹅女走到井边取下面皮,一头金色的长发披散在肩上的时候,他大吃了一惊,因为他一生也没见过像她那么美丽的女孩。 他大气都不敢出,却竭力伸长脖子,目不转睛地盯着这个美丽的姑娘。 也许是因为他的身体太往前倾,或是别的什么原因,'喀嚓'一声,一根树枝突然断了下来。 就在这时,只见姑娘飞快地套上面皮和假发,像小鹿似的跳了起来,在月亮被乌云遮住的一刹那,姑娘就在他的眼皮底下消失了。
她刚逃走,他便从树上飞快地跳了下来,紧跟在她身后。 没多久,他便看见夜色中有两个人影穿过草地,原来那是国王和王后。 他们远远地看见了老太婆屋里的亮光 ,便朝着这边走了过来。 这时,伯爵上前把他在井边见到的怪事告诉了他们,他们很快就确认那一定是他们失踪多年的女儿。 于是他们就兴高采烈地朝前走,很快便到了那个有亮光的小屋前。 只见那些鹅蹲成一圈,脑袋全都插进它们的翅膀里在睡觉哩。 他们三人朝窗户里看去,只见那老太婆一个人正坐在屋里纺线,又点了点头,却没有回头看。 屋子里打扫得干干净净,仿佛这儿住的全都是些脚上不会粘上灰尘的小雾人似的。 他们看了好一会儿,却没看见那个姑娘。 于是他们鼓足勇气,轻轻地敲了敲窗户。 这时,那个好像是一直在等着他们的老太婆站了起来,非常和蔼地说:"只管进来好了,我早就知道你们来了。"于是,他们走了进去,那老太婆又说:"要是你们三年前不把自己善良可爱的孩子赶出家门,那今天也不用走这么远的路了。只是她在这儿对她也没什么坏处,因为三年来,她只管放鹅,因此她那小小的心灵并没受到什么创伤,倒是你们却一直生活在焦虑不安之中,得到了应有的惩罚。"说完,她便走到另一扇门前,大声说:"出来吧,我的女儿。"这时,门儿打开了,从里面走出来一位身着袍子的美丽姑娘。 只见她一头金发披散在肩头,两只眼睛扑闪扑闪的,恰似一位下凡的仙女。
她朝着自己的父母走去,搂住他们不停地亲吻着,大家全都高兴得哭了起来。 这时,姑娘看见了站在他们身旁的这位年轻的伯爵,她的脸儿就像原野上那羞答答地绽开着的玫瑰。 这时,国王说:"亲爱的孩子,我的王国已经给了你的两个姐姐,我该拿什么送给你呢?""她什么都不需要,"老太婆说道,"我要把她为你们流的眼泪还给她,那全是一颗颗比从海里采撷出来的珍珠还要美、比你的整个王国还更珍贵的宝贝。还有,我要把这间小屋留给她,作为她在这儿放鹅的报酬。"话音刚落,那个老太婆便在他们面前消失了。 这时,他们听见四周的墙壁正在嘎嘎作,转头一看,原来这间小屋已变成了一座华丽的宫殿,御膳桌也已摆好,还有许多仆人正在忙着上菜哩!
故事到这儿还没完,可是给我讲这个故事的祖母已经记不清楚后面的情节了。 可我总认为,美丽的公主一定和伯爵结了婚,他们一定住在那座宫殿里,过着美满幸福的生活,一直到老。 而当初在小屋前饲养的那群小白鹅,是否是那些被老太太收养的少女--她们现在有没有恢复人形,并留在年轻的王后身边当侍女,我都不清楚,可是我想一定是这样的。 不过有一点是确信无疑的,那就是那个老太太不是人们所说的老巫婆,而是一位好心肠的女术士,并且让公主一生下来,哭出来的就不是眼泪,而是一颗颗珍珠的人,也多半是这位老太太。 
分享到:

顶部
11/30 01:19
首页 刷新 顶部