Với đà tiền tệ mất giá, vật giá lại leo thang. Thịt bò, thịt heo và bơ, giá mỗi cân Anh (gần 0,5 kg) là ba mươi lăm đô-la, mỗi thùng bột mì giá một ngàn bốn trăm đô-la, tràn năm trăm dô-la nửa kg. Hàng vải loại chống rét cao kinh khủng, đến nỗi phụ nữ chỉ còn cách là mặc lại quần áo cũ chêm thêm giấy báo cho đỡ lạnh. Một đôi giày mang được giá từ hai trăm đến tám trăm đô-la, tuỳ theo loại "giấy bồi" hay da thật. Các bà, các cô chỉ mang loại dép làm bằng vải khăn choàng hay kết bằng bố thảm đồng đế cây.Sự thật là miền Bắc kể như đã phong toả được miền Nam, mặc dầu nhiều người chẳng nhận ra. Chiến hạm Yankee cầng ngày càng siết chặt các lối ra vào tại các hải cảng miền Nam khiến cho chỉ một số rất ít tàu len lỏi được.
Miền Nam chỉ sống nhờ vào việc xuất cảng bông vải để nhập cảng những sản phẩm không chế tạo được mà bây giờ đã không còn bán ra, cũng không thể mua vào bất cứ món gì. Riêng Gerald O'Hara thì cả ba mùa bông vải liên tiếp ông chỉ còn có cách là chất đống tại đồn điền Tara, nhưng số bông vải không xuất cảng được đó chẳng có giá trị bao nhiêu. Nếu bán được ở Livepool thì số bông vải đó có thể trị giá tới một trăm năm mươi ngàn đô-la, nhưng vấn đề là làm sao chở được tới đó. Từ một người giàu có, Gerald đã trở thành kẻ hàng ngày luôn luôn tự hỏi làm như thế nào để nuôi sống được gia đình và đám hắc nô cho qua được mùa đông.
Khắp miền Nam, hầu hết các chủ nhân đồn điền bông vải đều ở trong tình trạng đó. Cuộc phong toả càng gắt gao, miền Nam càng mất dần thị trường bông vải ở Anh và không còn cách nào mua về những vật đụng cần thiết cho đời sống hàng ngày. Hơn thế, miền Nam chuyên sống về nông nghiệp đang đương đầu với miền Bắc trong trận chiến rất cần tới nhứng thứ mà trong thời bình họ không hề nghĩ tới.
Tình trạng đó là một cơ hội rất thuận tiện cho bòn đầu cơ trục lợi. Thực phẩm và hàng vải càng khan hiếm và vật gía càng ngày càng leo thang khiến cho sự ca thán của dân chúng đối với bọn đầu cơ càng lúc càng quyết liệt và căm phẫn. Những ngày đầu năm 1864, không một tờ báo nào là không có những bài xã luận cay nghiệt chống bọn đầu cơ hút máu dân và kêu gọi chính quyền thẳng tay trừng trị chúng. Đúng ra thì chính phủ cũng đã cố gắng khá nhiều nhưng tệ nạm đâu vẫn còn đó vì giới chức thẩm quyền còn phải đối phó với bao nhiêu chuyện khó khăn hơn.