Mãi đến cái thời của trí thức phổ cập, cái thời đại đầy tự phụ của chúng ta, nhờ cái công cụ mạnh mẽ nhất của sự dốt nát là máy in, vấn đề tự do của ý chí mới bị đẩy lùi lại một địa hạt mà bản thân nó không thể nào tồn tại. Trong thời đại chúng ta ngày nay, phần lớn những con người gọi là tiên tiến chỉ là một đám người ngu dốt tưởng đâu rằng những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên là cách giải quyết toàn bộ vấn đề, tuy nó chỉ nghiên cứu một mặt của vấn đề mà thôi.
Không làm gì có linh hồn và không làm gì có tự do, bởi vì đời sống của con người được thể hiện bằng sự vận đọng của các cơ thịt mà sự vận động của các cơ thịt lại do hoạt động của hệ thần kinh chỉ huy. Không có linh hồn và không có tự do, bời vì ở một thời đại xa xưa nào không rõ, chúng ta đã từ loài khỉ mà ra. Họ nói, họ viết và họ in như vậy và không biết rằng trước đây hàng nghìn năm tất cả các tôn giáo, tất cả các tư lưởng gia, không những đã thừa nhận mà thậm chí không bao giờ phủ nhận quy luật về tính tất yếu mà ngày nay họ ra sức chứng minh một cách nhiệt tình bằng sinh lý học và động vật học so sánh. Họ không thấy rằng vai trò của các khoa học tự nhiên trong vấn đề này chỉ là công cụ để soi sáng một mặt của vấn đề mà thôi. Bởi vì, nếu đứng trên lập trường quan sát, nói rằng lý trí và ý chí là những chất bài tiết (sécrétions) của bộ óc, và con người, trong khi tuân theo quy luật chung, đã có thể phát triển từ một giống động vật hạ đẳng ở một thời kỳ nào chưa rõ thì đó là cắt nghĩa dưới một khía cạnh cái chân lý đã được tất cả các tôn giáo và tất cả các hệ thống triết học thừa nhận cách đây hàng ngàn năm: đó là chân lý nói rằng xét về quan điểm lý trí, con người phục tùng những quy luật của tính tất yếu. Nhưng điều đó vẫn không làm cho việc giải quyết vấn đề tiến lên một bước nào bởi vì vấn đề này còn có một mặt đối lập xây dựng trên ý thức về tự do.
Nếu con người phát tnển từ loài khỉ ở một thời kỳ nào chưa rõ, thì điều đó cũng có thể hiểu được như nói rằng nó do một nắm đất sinh ra ở một thời kỳ nhất định (trong trường hợp thứ nhất thì X là thời gian, trong trường hợp thứ hai thì X là nguồn gốc). Nhưng vấn đề lại là ở chỗ ý thức về tự do của con người kết hợp như thế nào với quy luật về tính tất yếu mà nó phục tùng, và vấn đề này không thể giải quyết bằng sinh lý học và động vật học so sánh, bởi vì trong con ếch, con thỏ và con khỉ, ta clủ có thể thấy hoạt động của thần kinh và bắp thịt trái lại trong con người ta thấy ngoài hoạt động của bắp thịt và thần kinh lại còn có cả ý thức nữa.
Con người, nếu xét trong mối liên hệ với đời sống chung của nhân loại, phải phục tùng những những quy luật chi phối cuộc sống ấy. Nhưng cũng con người, nếu không kể đến mối liên hệ đó thì lại là tự do. Đời sống quá khữ của các dân tộc và của nhân loại cần phải được quan niệm như thế nào? Như là sản phẩm của hoạt động tự do hay là của hoạt động bị chi phối của con người? Đó là vấn đề do lịch sử đặt ra.