Đối với thiên văn học cái khó trong việc thừa nhận sự vận động của trái dất là ở chỗ cần phải vứt bỏ tri giác trực tiếp của ta về sự im lìm bất động của trái đất và sự vận động của các tinh tú. Đối với sử học cũng vậy, cái khó trong việc thừa nhận hiện tượng con người phục tùng những quy luật của không gian, thời gian và luật nhân quả là ở chỗ cần phải vứt bỏ cảm giác trực tiếp của mỗi chúng ta về sự độc lập của nhân cách mình. Trong thiên văn học cũng vậy, quan điểm mới nói "Quả nhiên ta không cảm giác được vận động của quả đất nhưng nếu ta cho rằng nó đứng yêu thì ra sẽ đi đến một kết luận phi lý, trái lại nếu thừa nhận sự vận động cũủ nó mà ta không cảm thấy, thì ta sẽ đi đến những quy luật". Quan điểm mới về lịch sử cũng nói như vậy: "Quả ta không cảm thấy mình lệ thuộc, nhưng nếu ta cho rằng mình tự đi thì ta sẽ đi đến chỗ phi lý, trái lại nếu ta thừa nhận rằng mình lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, vào thời gian và luật nhân quả thì ta đi đến những quy luật".
Trong trường hợp thứ nhất cần phải từ bỏ cái cảm giác về sự im lìm bất ộng trong không gian, và thừa nhận một sự vận động mà ta không cảm giác được. Trong trường hợp thứ hai cũng thế, ta cũng cần phải từ bỏ cái tự do mà ta ý thức được và thừa nhận một sự lệ thuộc mà ta không cảm thấy.
Chú thích:
(1) Copernic (1473 - 1543), nhà thiên văn học Ba Lan đã chứng minh mặt trời là trung tâm của thái dương hệ và quả đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời
(2) Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch trước khi trời tối.