英语英语 日语日语 韩语韩语 法语法语 德语德语 西班牙语西班牙语 意大利语意大利语 阿拉伯语阿拉伯语 葡萄牙语葡萄牙语 俄语俄语 芬兰语芬兰语 泰语泰语 丹麦语丹麦语 对外汉语对外汉语

越南语学习网

  • 高级搜索
  • 收藏本站
  • 网站地图
  • RSS订阅
  • 设为首页
  • TAG标签
  • TAG列表
  • 关键字列表
当前位置: 首页 » 越南语阅读 » 越南语新闻 » 正文

Xuân Phương - nhạc sĩ của lời ru thanh xuân

时间:2023-11-30来源:互联网 进入越南语论坛
核心提示:Khi viết Mong ước kỷ niệm xưa, nhạc sĩ Xun Phương vừa tốt nghiệp đại học nn gửi gắm tm trạng của ng
(单词翻译:双击或拖选)
Khi viết "Mong ước kỷ niệm xưa", nhạc sĩ Xuân Phương vừa tốt nghiệp đại học nên gửi gắm tâm trạng của người chia tay mái trường, bạn bè.
 
Sáng 29/11, diễn viên Chiều Xuân viết lời tiễn biệt khi hay tin nhạc sĩ qua đời ở tuổi 50: "Em đã viết cho mình, cho cuộc đời và cho bao thế hệ học trò. Giờ là giây phút mọi người 'đặt bàn tay lên môi giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào' để tiễn em về nơi cực lạc". Chiều Xuân mượn lời ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa để tạm biệt nhạc sĩ.
 
Trong ký ức nhiều đồng nghiệp, Xuân Phương là người tài hoa, lãng tử, sinh ra để dành cho âm nhạc. Lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố là nghệ sĩ accordion Xuân Tứ, mẹ là nghệ sĩ múa Nguyễn Thị Bích, anh được học piano từ năm sáu tuổi, sau đó chuyển sang khoa sáng tác ở Nhạc viện Hà Nội. Mười mấy tuổi, anh đã có sáng tác đầu tay - Chỉ tại mưa.
 
Mẹ anh - nghệ sĩ Nguyễn Thị Bích - từng kể nhạc sĩ nhiều lần được các chuyên gia nước ngoài gợi ý đi du học. Thế nhưng gia đình giữ anh lại vì là con trai duy nhất trong nhà. Hơn nữa, bố mẹ anh tin tưởng nền nghệ thuật trong nước đang mở rộng cánh cửa cho những tài năng thực thụ.
 
19 tuổi, anh cùng Trần Tuấn Hùng, Thế Hiển và vài người bạn lập ban nhạc No Smoking. Một năm sau, ban tan rã, anh chuyển sang chơi ở Chìa Khóa Vàng cùng Ngọc Châu, Bằng Kiều, Hoài Phương. Với phong cách tươi mới, trẻ trung, cộng thêm giọng của Bằng Kiều, Mỹ Linh, Ngọc Anh, Chìa Khóa Vàng đã trở thành một trong những ban nhạc hoạt động sôi nổi nhất ở Hà Nội vào những năm 1993-1996.
 
Sau này, nhạc sĩ Xuân Phương dần lui về phía sau sân khấu, tập trung sáng tác, giảng dạy ở Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Xuân Phương được người trong nghề nhận định là tài năng toàn diện, đảm đương nhiều khâu từ sáng tác, phối khí đến chơi nhạc cụ.
 
Sinh thời, nhạc sĩ từng cho biết xác định sáng tác các ca khúc dành cho giới trẻ, phù hợp cuộc sống hiện đại. Nhờ gắn bó mảng nhạc phim, bài hát của anh dễ tiếp cận nhiều đối tượng khán giả, sau đó có đời sống độc lập. Anh từng kể mối duyên bắt nguồn từ việc chơi thân với đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Khi Đỗ Thanh Hải mới học năm nhất đã quả quyết: "Mai sau cậu sẽ viết nhạc cho phim mà tớ đạo diễn". Năm 1997, Xuân Phương sáng tác cho phim đầu tay của bạn - Xin hãy tin em, bài Mong ước kỷ niệm xưa.
 
Nhạc sĩ từng nói: "Khi viết bài hát này tôi còn rất trẻ, khoảng 23 tuổi. Hồi ấy, tôi mới tốt nghiệp ra trường nên có rất nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Ca từ và giai điệu trong bài hát dường như có sẵn trong đầu, tôi chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là ghi chúng ra thành bài hoàn chỉnh".
 
Qua phần thể hiện của Tam ca 3A, Mong ước kỷ niệm xưa trở thành nhạc phẩm bất hủ, được chép trong nhiều trang lưu bút, vang lên trong khoảnh khắc tốt nghiệp của nhiều trường. Phần điệp khúc với câu hát "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này. Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại" mang đến cảm xúc bồi hồi, xao xuyến.
 
Sau thành công của ca khúc, Xuân Phương còn viết thêm bài Lời chưa nói (phim Phía trước là bầu trời, đạo diễn Đỗ Thanh Hải) và Nếu phải xa nhau (phim Sóng ngầm, đạo diễn Hữu Trọng). Đạo diễn Khải Hưng sau đó cũng nhờ Đỗ Thanh Hải kết nối với Xuân Phương, cộng tác với anh suốt 20 năm trong 30 phim.
 
Cảm xúc trong các sáng tác của Xuân Phương ngây thơ, non nớt với hình ảnh hàng phượng vĩ mùa chia tay, nụ hôn đầu, những lời yêu chưa nói, mối tình vụng trộm. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh - nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội - nhận xét: "Các ca khúc của anh gần gũi, trong sáng, dễ đi vào tâm khảm người nghe, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên".
 
Có sở trường sáng tác chủ đề tình bạn, tình yêu, tuổi học trò nhưng anh khó thể hiện các vấn đề xã hội. Vì thế, khi viết nhạc cho Của để dành, đạo diễn Đỗ Thanh Hải từng phải đèo bạn lên hiệu sách Tràng Tiền, tìm mua thơ về để phổ nhạc, bài Lời ru cho con.
 
Trong lao động nghệ thuật, Xuân Phương cầu toàn, duy mỹ. Anh từng nói trước khi viết ca khúc, anh luôn nghĩ đến người nào sẽ hát để khai thác âm vực đẹp của họ. Nhạc sĩ cũng kén chọn người hát, vì thế, mỗi tác phẩm của anh gần như chỉ gắn với một ca sĩ.
 
Dù được nhiều khán giả khen ca từ, giai điệu đẹp, Xuân Phương từng ấp ủ ý định mang tất cả ca khúc ra sửa lại. Chẳng hạn, bài Mong ước kỷ niệm xưa, anh muốn phối mới bởi phần đầu hơi giống nhạc Hoa, cần ra chất nhạc Việt hơn. Hay bài Nếu phải xa nhau, nhạc sĩ vẫn không hài lòng bởi một số từ miêu tả tình yêu chưa đẹp, cụ thể là câu "Giờ đây chia xa làm con tim nát tan". Thế nhưng tất cả dự định của anh giờ đều dang dở.
 
Nhạc sĩ ra đi, nhiều đồng nghiệp, khán giả gửi gắm lời tiễn biệt nhẹ nhàng, trong trẻo như chính âm nhạc của anh, như những câu hát cuối ngân vang trong bài Lời chưa nói:
 
"Dù mãi chỉ là khát khao mong nhớ
Vẫn biết trong đời một ước mơ còn mãi". 
顶一下
(0)
0%
踩一下
(0)
0%

热门TAG: 新闻


------分隔线----------------------------
栏目列表