Về phương diện pháp lý, ngay sau khi xảy ra vụ hoả hoạn, Napoléon ra lệnh tìm cho ra bọn thủ phạm đem hành hình. Và tên tội phạm Raxtovsin đã bị trừng trị bằng cách thiêu huỷ toà nhà hắn ở.
Về phương diện hành chính, Napoléon ban bố cho Moskva một hiến chương, cho thành lập một toà thị chính và sai ra bản tuyên cáo sau đây:
Sau đó Napoléon lo việc củng cố thành Kreml cẩn thận: rồi vạch ra một kế hoạch tác chiến thiên tài cho chiến dịch sắp tới trên khắp tấm bản đồ nước Nga. Về phương diện ngoại giao, Napoléon cho triệu tập đại uý Yakovlev đến - viên đại uý này mắc nghẽn ở Moskva và đã bị cướp sạch không còn một mảnh áo, - trình bày tỉ mỉ cho Yakovlev biết chính sách và lượng khoan hồng của mình, rồi viết một bức thư cho hoàng đế Alekxandr nói rằng ông đã tự thấy có nhiệm vụ phải báo cáo cho người bạn và người anh em của mình biết rằng Raxtovsin đã làm hỏng việc rất nhiều ở Moskva đoạn sai Yakovlev đem bức thư đến với Tutolmin cũng tỉ mỉ như thế, Napoléon phái luôn cả ông già này đến Petersburg để thương lượng.