英语英语 日语日语 韩语韩语 法语法语 德语德语 西班牙语西班牙语 意大利语意大利语 阿拉伯语阿拉伯语 葡萄牙语葡萄牙语 俄语俄语 芬兰语芬兰语 泰语泰语 丹麦语丹麦语 对外汉语对外汉语

越南语学习网

  • 高级搜索
  • 收藏本站
  • 网站地图
  • RSS订阅
  • 设为首页
  • TAG标签
  • TAG列表
  • 关键字列表
当前位置: 首页 » 越南语阅读 » 越南语新闻 » 正文

Phim ngốn 21 tỷ đồng ế khách: Lãng phí ngân sách, ai chịu?

时间:2014-11-12来源:互联网 进入越南语论坛
核心提示:VOV.VN -Theo nh văn Nguyễn Văn Thọ, hiện tượng phim chiếu cả tuần khng một ai xem r rng c vấn đề để đi
(单词翻译:双击或拖选)

VOV.VN -Theo nhà văn Nguyễn Văn Thọ, hiện tượng phim chiếu cả tuần không một ai xem rõ ràng có vấn đề để điện ảnh phải xem lại mình.
Trong đợt phim ra rạp dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 vừa qua tại Hà Nội có ba phim được sản xuất bằng Ngân sách Nhà nước là “Sống cùng lịch sử”, “Mộ gió” và “Đam mê”. Dù được đầu tư với kinh phí lớn, nhưng các phim này lại chung số phận - bị khán giả ghẻ lạnh, ra rạp nhưng có ngày không bán nổi 1 vé, đến mức nhiều suất chiếu bị hủy. Điều này dẫn tới thất bại nặng về doanh thu lẫn hiệu ứng xã hội. Trong đó, bộ phim “Sống cùng lịch sử” của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có kinh phí lên tới 21 tỷ đồng cuối cùng không có người xem.
Là người rất yêu mến điện ảnh nước nhà, nhà văn Nguyễn Văn Thọ không khỏi xót xa trước “thảm cảnh” phim tiền tỷ ế ẩm không ai xem. Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với nhà văn xung quanh câu chuyện buồn này của điện ảnh nước nhà:
PV: Thưa ông, thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm đến việc 3 bộ phim được nhà nước đầu tư ra mắt dịp 2/9 không bán được dù chỉ một vé trong suốt 2 tuần trụ rạp. Theo ông, nguyên nhân vì đâu dẫn tới “thảm cảnh” này?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Tôi chưa xem cả ba bộ phim, nên không thể nói cụ thể nguyên nhân vì sao dẫn tới thảm cảnh này. Có lẽ nên để các nhà chuyên môn về điện ảnh bàn sâu hơn.
Còn đối với bản thân tôi, gần đây xem nhiều phim do nhà nước đầu tư thì thấy rằng chúng ta làm phim rõ ràng không hay, không hấp dẫn nên không có khán giả. Đừng đổ lỗi cho đề tài. Trong lịch sử điện ảnh nước nhà, chúng ta đã có những phim rất hay rất hấp dẫn về đề tài cách mạng hay chiến tranh cách mạng. Tất nhiên ngày hôm nay, do sự phát triển của truyền thông thì người ta có nhiều chọn lựa hơn trước để mua vé xem phim gì, của ai và của nước nào. Nhưng hiện tượng phim chiếu cả tuần không một ai xem thì đây rõ ràng là có vấn đề để điện ảnh phải xem lại mình.
PV: Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho rằng do phim “Sống cùng lịch sử” chỉ dành 50 triệu đồng để quảng bá, cộng với việc khán giả thờ ơ với phim lịch sử nên ế khách. Ông nghĩ sao về các lý do này?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Tôi cho rằng đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có ý đúng và chưa đúng. Đúng là, nếu quy định số tiền quảng cáo quá ít thì cũng có thể làm cho khán giả không biết đến phim. Như vậy thì nhà nước cần xem lại việc quản lý tiền sản xuất một bộ phim sao cho hợp lý. Nên để cho các nhà làm phim tự cân đối số tiền quảng cáo. Việc này phải học tập phim tư nhân xem họ chi tiền cho quảng cáo thế nào.
Còn nếu hiểu khán giả thờ ơ với phim lịch sử là không đúng. Hãy cứ làm phim hay như các nước khác đi. Hay chẳng nói đâu xa, cứ làm phim hấp dẫn như những thập kỷ 60, 70 của nền điện ảnh nước nhà đi xem khán giả chúng tôi có thờ ơ không? Vấn đề là phim không hay, thì đừng đổ lỗi cho đề tài.
Hoạ sĩ Thành Chương vừa qua trên báo Nhân Dân Hàng Tháng số tháng 9-2014 có ý kiến rất hay về vấn đề này: festival mỹ thuật trẻ tháng 9 vừa qua, người giật giải là một nhà điêu khắc trẻ sáng tác về đề tài cách mạng. Ông cho rằng, tác phẩm  hay không thuộc vào đề tài mà thuộc về nhân tài. Đề tài về cách mạng về Đảng và Bác vẫn có thể cho tác phẩm hay nếu người nghệ sĩ có thực tài, hết lòng vì nó. Nên nói khán giả không quan tâm tới lịch sử thì tại sao phim Mỹ làm về cuộc chiến ở Australia, ở Trân Châu Cảng lại đông khán giả trên thế giới thế. Tại vì họ làm hay mà thôi.
PV: Cùng thời điểm ra rạp với 3 bộ phim trên, các phim “Mất xác”, “Scandal 2 – Hào quang trở lại” do các hãng tư nhân sản xuất lại thu hút lượng khán giả ổn định hơn khi ra rạp. Hai bộ phim này có yếu tố giật gân, câu khách cùng với các chiến dịch quảng bá rầm rộ nên đã kéo khán giả đến rạp. Trong khi đó, hầu hết các bộ phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất thì lại nặng về tuyên truyền, “cúng cụ”. Có phải thị hiếu khán giả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dòng phim chính thống bị thờ ơ?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Công tâm mà nói, điện ảnh tư nhân chủ động hơn. Nhưng xét tới cùng thì phim phải hay và hấp dẫn. Và, muốn hay và hấp dẫn thì phải có tài. Cho nên nếu có tài thì dù là phim tuyên truyền nhưng cao tay vẫn sẽ có khách. Tôi không nói đâu xa, những phim của điện ảnh nước nhà thâp kỷ 60 cũng đều phục vụ tuyên truyền, nhưng nay xem lại vẫn xúc động, vẫn thấy hay. Ở Đức, hồi tôi phối hợp với anh Đào Minh Quang cho chiếu lại các phim cũ, khán giả vẫn chật rạp.
Tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều đạo diễn, họ đánh giá phim không hay, xơ cứng ngay từ khâu kịch bản. Phải chăng các nhà quản lý điện ảnh chỉ chú trọng có phim tuyên truyền, còn vấn đề tuyên truyền thông qua nghệ thuật ra sao thì còn xem nhẹ. Hãy chọn những kịch bản thật hay và nếu không có thì kiên quyết không làm và chỉ nên tuyên truyền từ cơ sở ban đầu đó. Xin nhớ rằng cách tuyên truyền ở nghệ thuật không xơ cứng như tuyên truyền báo chí.  
"Scandal 2 - Hào quang trở lại" với chiến dịch quảng bá rầm rộ đá kéo được khán giả đến rạp
PV: Đây không phải là lần đầu tiên những bộ phim đầu tư tiền tỷ nhưng thất bại về doanh thu và khán giả. Theo ông, liệu đó có phải là một sự lãng phí Ngân sách Nhà nước? Ai phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí này? Trách nhiệm của các nhà quản lý điện ảnh, các nhà làm phim như thế nào?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Chúng tôi hiểu rằng, điện ảnh là loại hình cần đầu tư tiền nhiều chứ không đơn giản như đầu tư một cuốn sách. Đầu tư nhiều tiền, hiệu quả của 1 đồng đầu tư cho điện ảnh sẽ rất tích cực vì có hàng triệu triệu khán giả, và điện ảnh là loại hình dễ tiếp cận với nhiều tầng dân trí. Nhưng làm phim mà tới 21 tỷ không có người xem tới 1 vé thì đây là thất bại thảm hại và cần xem xét trách nhiệm từ những ai cấp phát tiền, khi hoàn toàn không mang lại một hiệu quả nào; hiệu quả tuyên truyền chính trị bằng “0” mà hiệu quả giá trị kinh tế cũng bằng “0”!
Một việc làm chi nhiều tiền như thế mà kết quả là “số 0” rõ ràng là sự lãng phí Ngân sách nhà nước. Lỗi này là lỗi của hệ thống. Là cách làm phim của chúng ta không quan tâm nhiều tới những yếu tố tâm lý khán giả - điều mà điện ảnh trên thế giới am tường hơn ta. Là từ khâu kế hoạch phân bổ tiền cho những kịch bản không hứa hẹn, tức lỗi của các nhà quản lý điện ảnh. Các anh đã chọn làm một phim khó hiệu quả mà vẫn cứ làm cho có phim tuyên truyền là hỏng rồi.
Lỗi thứ hai là lỗi ở nhà làm phim. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trong phát biểu gần đây ngay từ lúc làm phim đã không tự tin có khán giả. Vậy sao cứ nhận trách nhiệm đạo diễn một phim mà không tự tin ở việc làm của mình. Tôi nghĩ rằng câu chuyện vừa qua sẽ làm các nhà quản lý quan tâm hơn trong việc giao phim cho ai nữa. Nếu cứ giao làm phim cho xưởng phim này xưởng phim nọ chỉ để có phim không có khán giả thì các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Đây cũng là như sự thất thoát tổn hại tới công quỹ quốc gia không hữu ý, nhưng nếu nhiều lần là vô trách nhiệm hoặc làm quản lý mà bất phải không có đôi mắt xanh để chọn nhân tài.
Về tương lai tôi thấy nên tổ chức mạnh dạn hợp đồng với các nhà làm phim tư nhân, nghiên cứu hội thảo tìm ra một cách quản lý nào đó mà giao tiền cho tư nhân để họ sản xuất trong sự quản lý và tổ chức phim tốt hơn. Như thế tuy tuyên truyền nhưng vẫn biến phim như sản phẩm thị trường, điện ảnh có tính kinh tế, quản lý nó với những liên kết kinh tế nghệ thuật. Làm phim không có khán giả, nghĩa là sản phẩm hỏng, anh sẽ phải đền. Còn cứ cung cách hiện tại thì 21 tỷ kia chẳng ai bị kiểm điểm cả.
Nhân đây tôi cũng xin nói thêm rằng, điện ảnh thiếu các nhà kịch bản chuyên nghiệp nên hầu như các phim "cúng cụ" ở khâu kịch bản yếu, để đạo diễn Nguyễn Thanh Vân khi đọc kịch bản đã thiếu niềm tin rằng có đông khán giả. Tại sao cứ để mãi tình trạng này khi mà ta bồi dưỡng nhà văn thì sao không đào tạo các nhà biên kịch điện ảnh từ các thế hệ có học hành đàng hoàng và tài năng. Thiếu kịch bản chuyên nghiệp thì các phim tuyên truyền sẽ còn nhiều phim không hay nữa. Cũng nên đừng bắt các nhà văn viết kịch bản điện ảnh vì kịch bản điện ảnh là một nghề đòi hỏi tính chuyên ngành chuyên nghiệp.
顶一下
(0)
0%
踩一下
(0)
0%

热门TAG: 越南语 电视


------分隔线----------------------------
[查看全部]  相关评论
栏目列表