Một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội thảo thường niên của Hiệp hội Hô hấp châu Âu ở Amsterdam cho thấy béo phì vùng bụng là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Dư thừa quá nhiều mỡ ở vùng bụng liên quan đến những tác động đối với sức khỏe như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch.
Nghiên cứu trên tập trung tìm hiểu kích thước vòng bụng, nơi được xem là dấu hiệu của béo bụng, để xem liệu dạng béo phì này có thể làm tăng nguy cơ cho bệnh hen suyễn hay không.
Đây là một trong những nghiên cứu triển vọng đầu tiên tìm hiểu sự liên quan giữa cá nhân và tác động kết hợp của béo phì nói chung và béo bụng nói riêng đối với bệnh hen suyễn ở người trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 23.245 người trưởng thành không mắc bệnh hen suyễn, có độ tuổi từ 19 đến 55 ở Viện nghiên cứu Sức khỏe Nord-Trondelag Nauy (HUNT) trong vòng 11 năm.
Các đối tượng này được đo chỉ số BMI và kích thước vòng bụng để kiểm tra tình trạng béo phì toàn thân và béo phì ở vùng bụng. Họ cũng buộc phải báo cáo về hiện tượng bị hen suyễn nếu có.
Các kết quả cho thấy những người béo phì ở vùng bụng nhưng không bị béo phì toàn thân có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn cao hơn 1,44 lần.
Hơn nữa, những người béo phì cả vùng bụng và béo phì toàn thân có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn cao hơn 1,81 lần.
Ben Brumpton, thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy cho biết: “Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, song nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được rằng béo bụng và béo toàn thân đều liên quan đến sự phát triển của bệnh hen suyễn. Đặc biệt, khi người con người bị béo phì toàn thân thì nguy cơ phát triển hen suyễn sẽ gia tăng.”
Béo phì vùng bụng liên quan mật thiết sự tồn tại của insulin và rối loạn chuyển hóa. Các yếu tố này có thể đóng vai trò quam trọng liên quan bệnh hen suyễn ở người béo bụng. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố ngày đến sự phát triển bệnh hen suyễn.