Triết học cư trú của Tứ hợp viện
Tứ hợp viện Bắc Kinh-Một hình thức kiến trúc truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc
Sân vườn độc lập một cửa một hộ luôn là cách thức không gian trong đời sống gia đình của người Trung Quốc. Tứ hợp viện chính là một tòa thành vuông vắn, là một vùng trời đất cấu thành một quốc gia, một dòng họ, một đại gia đình.
Tứ hợp viện truyền thống là nơi ở riêng của một gia đình, giữa các thành viên gia đình cũng như nhà ở của họ được sắp xếp theo trật tự nghiêm ngặt. Nhà chính lớn nhất và tốt nhất là nhà ở của chủ nhân lớn tuổi nhất và uy tín cao nhất trong gia đình. Nhà ở của chủ nhân được gọi là Đường ốc (còn được gọi là nhà chính hoặc nhà trên), vừa là nơi ở của chủ nhân, vừa là trung tâm tụ họp của cả gia đình. Con cháu gia đình lần lượt ở nhà ngang phía Đông, phía Tây hoặc các căn phòng phụ. Người giúp việc nam không được bước chân vào nhà trong, chỉ có thể ở ngoài sân.
Tứ hợp viện truyền thống được xây dựng theo bố cục đối xứng, có trục đường chính rõ nét. Bố cục đối xứng nghiêm cẩn này đã tạo nên bầu không khí trang nghiêm, khiến nhà chính rộng lớn nằm trên trục chính trở nên uy nghiêm và áp đảo tất cả, còn các gian khác thì lùi về vị trí phụ thuộc.
Tứ hợp viện Bắc Kinh-Một hình thức kiến trúc truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc
Sân vườn độc lập một cửa một hộ luôn là cách thức không gian trong đời sống gia đình của người Trung Quốc. Tứ hợp viện chính là một tòa thành vuông vắn, là một vùng trời đất cấu thành một quốc gia, một dòng họ, một đại gia đình.
Tứ hợp viện truyền thống là nơi ở riêng của một gia đình, giữa các thành viên gia đình cũng như nhà ở của họ được sắp xếp theo trật tự nghiêm ngặt. Nhà chính lớn nhất và tốt nhất là nhà ở của chủ nhân lớn tuổi nhất và uy tín cao nhất trong gia đình. Nhà ở của chủ nhân được gọi là Đường ốc (còn được gọi là nhà chính hoặc nhà trên), vừa là nơi ở của chủ nhân, vừa là trung tâm tụ họp của cả gia đình. Con cháu gia đình lần lượt ở nhà ngang phía Đông, phía Tây hoặc các căn phòng phụ. Người giúp việc nam không được bước chân vào nhà trong, chỉ có thể ở ngoài sân.
Tứ hợp viện truyền thống được xây dựng theo bố cục đối xứng, có trục đường chính rõ nét. Bố cục đối xứng nghiêm cẩn này đã tạo nên bầu không khí trang nghiêm, khiến nhà chính rộng lớn nằm trên trục chính trở nên uy nghiêm và áp đảo tất cả, còn các gian khác thì lùi về vị trí phụ thuộc.
Tứ hợp viện được xây khá nhiều tại vùng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, trong đó tiêu biểu là Tứ hợp viện Bắc Kinh.
Tứ hợp viện Bắc Kinh
Bắc Kinh là một thành phố có nhiều Tứ hợp viện đặc sắc, nhắc đến Tứ hợp viện, thường là chỉ Tứ hợp viện Bắc Kinh. Đặc điểm của Tứ hợp viện Bắc Kinh là, phần lớn kiến trúc một tầng, khoảng sân ở giữa là hình vuông ngay ngắn, các gian độc lập bốn phía được kết nối bằng hành lang, cổng chính thường nằm ở góc Đông Nam.
Từ trên cao nhìn xuống thành phố Bắc Kinh, người ta sẽ thấy nhà ngói màu tro quây quanh một khoảng sân vuông vắn. Cây cối xanh mướt trong sân không những tô điểm cho nhà mái tro, mà còn tạo bóng râm cho những người sinh sống trong Tứ hợp viện. Cũng như các ngõ nhỏ của Thủ đô Bắc Kinh, Tứ hợp viện tiêu biểu cho văn hóa truyền thống và tập tục dân gian của Bắc Kinh, trở thành tiêu chí hình ảnh kiến trúc của thành phố Bắc Kinh.
Tứ hợp viện ở các địa phương khác
Ngoài Bắc Kinh ra, các khu vực khác ở miền Bắc Trung Quốc cũng lấy Tứ hợp viện làm hình thức nhà dân chủ yếu. Do ảnh hưởng về các nhân tố khí hậu, vật liệu xây dựng và truyền thống văn hóa, Tứ hợp viện ở các vùng khác nhau cũng có đặc sắc riêng.
Kiều Gia Đại Viện ở Bình Dao tỉnh Sơn Tây nổi tiếng là Tứ hợp viện đậm đà phong cách Sơn Tây. Nói một cách rộng hơn, sân vườn kiểu "vùng trũng" xung quanh là hang động được đào đắp trên Cao nguyên Hoàng Thổ cũng là một hình thức Tứ hợp viện. Ngoài ra, nhà dân kiểu "Tam phường nhất minh bích" của dân tộc Bạch ở Đại lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng là Tứ hợp viện gồm có nhà chính, nhà ngang, nhà tam phường (mỗi phường gồm ba gian phòng hai tầng) và bức bình phong trước nhà.
Điều khác nhau là, Tứ hợp viện tại các vùng phía Nam tỉnh Sơn Tây cùng tỉnh Thiểm Tây và tỉnh Hà Nam Trung Quốc, đều nới thêm chiều dài ở phía Nam và phía Bắc để đỡ bị hắt nắng bởi cái nắng gay gắt của mùa hè, cho nên Tứ hợp viện ở các vùng trên được xây theo hình chữ nhật (日) chứ không phải hình chữ khẩu (口) vuông vắn ngay ngắn như Tứ hợp viện Bắc Kinh. Còn Tứ hợp viện của Huy Châu tỉnh An Huy được tạo hình Nam Bắc hẹp Đông Tây dài, để hứng nắng nhiều hơn. Tứ hợp viện miền Nam Trung Quốc nói chung tương đối nhỏ, xung quanh là nhà lầu, khoảng giữa gọi là giếng trời.
Ngoài ra, kiểu nhà mang tên "một con dấu" ở Vân Nam, Quý Châu và khuôn viên lớn của vùng Đông Bắc cũng có nét tương tự với Tứ hợp viện, trong khuôn viên có khoảng sân lớn để hứng ánh nắng mặt trời nhiều hơn.