英语英语 日语日语 韩语韩语 法语法语 德语德语 西班牙语西班牙语 意大利语意大利语 阿拉伯语阿拉伯语 葡萄牙语葡萄牙语 俄语俄语 芬兰语芬兰语 泰语泰语 丹麦语丹麦语 对外汉语对外汉语

越南语学习网

  • 高级搜索
  • 收藏本站
  • 网站地图
  • RSS订阅
  • 设为首页
  • TAG标签
  • TAG列表
  • 关键字列表
当前位置: 首页 » 越南语阅读 » 越南语杂文 » 正文

Bài thuốc dưỡng sinh điều trị-Thanh nhiệt tiết hỏa

时间:2016-03-26来源:互联网 进入越南语论坛
核心提示:Bài thúc dưỡng sinh đìu trị bằng cách thanh nhịt tít hỏa chủ ýu thích hợp dùng cho ch
(单词翻译:双击或拖选)

Bài thuốc dưỡng sinh điều trị bằng cách thanh nhiệt tiết hỏa chủ yếu thích hợp dùng cho chữa trị chứng thực nhiệt khí phần: tà nhiệt thâm nhập khí phần với các triệu chứng như sốt, không sợ lạnh mà sợ nóng, khát nước, ra mồ hôi, mạch hồng (sóng gió). Điều trị chứng tà thâm nhập khí phần cần phải áp dụng liệu pháp thanh nhiệt sinh tân, thường dùng đến các thực phẩm và dược liệu thuốc vị cay, vị cam, đại hàn như Thạch cao, Trúc diệp, Lư căn v.v. 
 
Cháo Trúc diệp 
 
 
 
Thành phần đơn thuốc: Trúc diệp 10 gam, sinh Thạch cao 90 gam, gạo Lốc 60 gam, đường Trắng 30 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: lượng nước sạch vừa phải, trước hết cho sinh Thạch cao và Trúc diệp vào nồi đun 30 phút, bỏ bã lấy nước nấu cháo với gạo Lốc bằng lửa nhỏ cho đến chín nhừ, cho thêm đường Trắng khuấy đều là được. Ăn cháo nguội sau bữa cơm, mỗi ngày hai lần. 
 
Công hiệu: thanh nhiệt tiết hỏa, trừ buồn giải khát. 
 
Phạm vi ứng dụng: sau cơn sốt, tà nhiệt chưa hết, khí và tân dịch bị tổn thương với các triệu chứng sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, mắt đỏ, buồn bực, không ngủ được, mồm khát, uống nhiều nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ yếu. 
 
Đặc tính dược hiệu: Trúc diệp có tác dụng thanh nhiệt trừ buồn, sinh tân dịch, lợi nước tiểu; Thạch cao có tác dụng thanh phổi nhiệt, tiết vị hỏa, trừ buồn giải khát; gạo Lốc dưỡng vị hòa trung, bảo hộ vị khí. Món cháo này có công hiệu thanh nhiệt, trừ buồn, ích vị, sinh tân. 
 
Điều cần phải lưu ý là: những người tỳ vị hư hàn, phân loãng không nên dùng. 
 
 Cháo Lư căn tươi 
 
Bài thuốc dưỡng sinh điều trị bằng cách thanh nhiệt tiết hỏa chủ yếu thích hợp dùng cho chữa trị chứng thực nhiệt khí phần: tà nhiệt thâm nhập khí phần với các triệu chứng như sốt, không sợ lạnh mà sợ nóng, khát nước, ra mồ hôi, mạch hồng (sóng gió). Điều trị chứng tà thâm nhập khí phần cần phải áp dụng liệu pháp thanh nhiệt sinh tân, thường dùng đến các thực phẩm và dược liệu thuốc vị cay, vị cam, đại hàn như Thạch cao, Trúc diệp, Lư căn v.v. 
 
Cháo Trúc diệp 
 
 
 
Thành phần đơn thuốc: Trúc diệp 10 gam, sinh Thạch cao 90 gam, gạo Lốc 60 gam, đường Trắng 30 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: lượng nước sạch vừa phải, trước hết cho sinh Thạch cao và Trúc diệp vào nồi đun 30 phút, bỏ bã lấy nước nấu cháo với gạo Lốc bằng lửa nhỏ cho đến chín nhừ, cho thêm đường Trắng khuấy đều là được. Ăn cháo nguội sau bữa cơm, mỗi ngày hai lần. 
 
Công hiệu: thanh nhiệt tiết hỏa, trừ buồn giải khát. 
 
Phạm vi ứng dụng: sau cơn sốt, tà nhiệt chưa hết, khí và tân dịch bị tổn thương với các triệu chứng sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, mắt đỏ, buồn bực, không ngủ được, mồm khát, uống nhiều nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ yếu. 
 
Đặc tính dược hiệu: Trúc diệp có tác dụng thanh nhiệt trừ buồn, sinh tân dịch, lợi nước tiểu; Thạch cao có tác dụng thanh phổi nhiệt, tiết vị hỏa, trừ buồn giải khát; gạo Lốc dưỡng vị hòa trung, bảo hộ vị khí. Món cháo này có công hiệu thanh nhiệt, trừ buồn, ích vị, sinh tân. 
 
Điều cần phải lưu ý là: những người tỳ vị hư hàn, phân loãng không nên dùng. 
 
 Cháo Lư căn tươi 
 
 
 
Thành phần đơn thuốc: Lưu căn tươi 100 gam, Trúc như 20 gam, gạo Lốc 100 gam, Gừng tươi 10 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: Lư căn tươi rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cùng đun nước với Trúc như, bỏ bã lấy nước nấu cháo với Gạo Lốc đến chín nhừ, cho vào Gừng tươi nấu thêm chốc lát là được (dạng loãng), ăn cháo ấm trước khi ăn cơm, mỗi ngày hai lần. 
 
Công hiệu: thanh nhiệt trừ buồn, sinh tân trị nôn. 
 
Phạm vi ứng dụng: chứng nghén ở phụ nữ có thai, hoặc giai đoạn cuối của chứng nhiệt khí phần với các triệu chứng khát nước, buồn bực, vị nhiệt, nôn mở hoặc ợ ngược, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch tế (nhỏ yếu) hoặc mạch hoạt. 
 
Đặc tính dược hiệu: Lư căn vị cam, tính hàn, thanh phổi nhiệt và vị nhiệt, sinh tân dịch, trị nôn; Trúc như vị cam, tính mát, thanh phổi tiêu đờm, thanh vị trị ợ, là vị thuốc thường dùng cho chứng nghén ở phụ nữ có thai; gạo Lốc dưỡng vị hòa trung. Các dược liệu thuốc này cùng nấu cháo với gạo Lốc (dạng loãng), không những có thể tương trợ lẫn nhau, tăng cường công hiệu điều trị, phát huy công hiệu thanh nhiệt trừ buồn, sinh tân trị nôn, mà còn có thể giảm thiểu sự kích thích của thuốc đối với dạ dày. 
 
Nước uống Ngũ vị 
 
Thành phần đơn thuốc: trái Lê 100 gam, Ngó sen tươi 500 gam, Lư căn tươi 100 gam, Mạch đông tươi 50 gam, Mã thầy 500 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: trái Lê gọt vỏ, bỏ hạt, Mã thầy gọt vỏ, Ngó sen tươi rửa sạch, bỏ đốt, Mạch đông tươi và Lư căn tươi thái vụn, gói năm nguyên liệu này vào vải màn, ép nước. Nước uống ngũ vị có thể uống dạng nguội hoặc dạng ấm tùy theo sở thích của từng người, mỗi ngày 2-3 lần. 
 
Công hiệu: thanh phổi tiết hỏa, dưỡng âm sinh tân. 
 
Phạm vi ứng dụng: chứng nhiệt khí phần gây tổn thương phổi và dạ dày với các triệu chứng khát nước, họng khô, khạc bọt trắng nhờn, buồn bực bất an, rêu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ yếu. 
 
Đặc tính dược hiệu: trái Lê vị cam, thịt quả mọng nước, sinh tân, giải khát, nhuận phổi; Mã thầy thanh nhiệt, sinh tân; Lư căn tươi có tác dụng thanh phổi nhiệt và vị nhiệt, sinh tân, giải khát, "Bản thảo Cương mục" viết, vị cam của trái Lê có tác dụng ích vị, tính hàn hạ hỏa"; Mạch đông có tác dụng dưỡng âm phổi và vị; Ngó sen có thể thanh nhiệt sinh tân. Dùng 5 nguyên liệu kể trên vắt nước uống, có công hiệu thanh phổi tiết hỏa, dưỡng âm sinh tân, giải khát, đặc biệt thích hợp dùng cho chứng khát nước ở giai đoạn cuối bị sốt bởi tân dịch bị tổn thương gây nên.
顶一下
(0)
0%
踩一下
(0)
0%

热门TAG:


------分隔线----------------------------
栏目列表