Có nghĩa là dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thanh Ba tạp chí" của Chu Huy.
Mễ Phế là một danh họa triều nhà Tống, ông là người rất say mê sưu tầm và tàng trữ thư họa của danh nhân các triều đại, thậm trí không từ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt thư họa của người khác. Chỉ cần nghe nói nhà nào tàng trữ thư họa danh nhân, là ông tìm đủ cách mượn cho bằng được, miệng nói là đem về nhà thưởng thức, kỳ thực thì để đối chiếu can ke lại, đến khi không thể nào phân biệt được hư thực, mới đem bức thư họa giả trả lại cho người ta, còn mình thì giữ lại bản chính. Cũng có khi ông đem cả hai bức cho chủ nhân tự lựa chọn, nhưng chủ nhân vẫn bị mắc lừa vì thường chọn phải bức thư họa giả.
Một hôm, Mễ Phế tình cờ gặp Sái Du ngồi cùng thuyền. Sái Du đem theo một bức thư pháp của nhà thư họa nổi tiếng triều nhà Tấn Vương Hy Chi đã đem ra khoe với Mễ Phế. Mễ Phế mừng quýnh vội vồ lấy ngắm nhìn mãi không chịu buông tay, rồi đòi dùng một bức thư pháp khác đánh đổi, Sái Du lắc đầu không chịu. Mễ Phế cứ bám lấy Sái Du năn nỉ mãi, thậm trí còn hăm dọa nếu không đổi được thì mình sẽ nhảy xuống sông tự tử. Sái Du sửng sốt lo xảy ra án mạng nên đành phải nhận lời.
Truyện về thói xấu của Mễ Phế còn khá nhiều. Nên người thời bấy giờ mới gọi những thủ đoạn này là "Khéo thủ hào đoạt".