Câu thành ngữ này có xuất xứ từ " Tống sử- truyện Tô Thức". Tô Thức còn gọi là Tô Đông Pha, cùng Âu Dương Tu trong truyện này đều là văn hào triều nhà Tống.
Khi Tô-Thức lên 10 tuổi thì cha đi du học xa, mẹ là Trình-Thị đã dạy cho con biết đọc biết viết. Đến năm 20 tuổi, Tô-Thức thông cổ trí kim đã đến kinh thành tham gia khoa cử.
Bấy giờ, hàn lâm tú tài Âu Dương Tu làm quan chủ khảo, trên văn đàn thời bấy giờ người ta rất tôn sùng Bát Cổ Văn, một loại văn chương có phong cách quái gở và rất khó hiểu, Âu Dương Tu cũng bất mãn vì việc này, nên khi ông duyệt qua bài thi "Hình thưởng trung hậu luận " thì trong lòng vô cùng phấn khởi. Ông vốn định chấm bài thi này đỗ bậc tú tài, nhưng lại tưởng đây là bài của Tăng Củng học trò ông, nên chỉ phê đỗ bảng nhãn để khỏi mang tai tiếng.
Kỳ thực thì bài thi này là của Tô-Thức, tài năng xuất chúng của Tô-Thức đã bắt đầu hé nở trong cuộc thi lần này, về sau ông còn đỗ thi điện. Tô-Thức rất khâm phục quan chủ khảo Âu Dương Tu, nên đã mời ông phê duyệt hộ mấy bài viết của mình.
Sau khi biết tác giả "Hình thưởng trung hậu luận" không phải là Tăng-Củng mà là Tô-Thức, một người chưa hề có tên tuổi trên văn đàn, Âu Dương Tu cảm thấy rất hối hận .
Về sau, Âu Dương Tu xem qua mấy bài viết của Tô Thức, thấy bài nào cũng tràn ngập tài năng, mới viết thư cho Mai Nghiêu Thần một danh nhân trên văn đàn thời bấy giờ rằng: "Văn chương của Tô Thức quả là tuyệt diệu, tôi muốn nhường lối để anh ta cao hơn tôi một bậc". Mọi người nghe vậy đều cho Âu Dương Tu đã quá khen, nhưng sau khi xem qua các bài viết của Tô-Thức thì họ mới thực sự khâm phục.
Về sau, dưới sự hướng dẫn của các nhà văn nổi tiếng trên văn đàn thời đó giờ như Âu-Dương-Tu v v, văn chương của Tô Thức càng thêm tuyệt diệu và trở thành nhân vật nổi tiếng trên văn đàn.
Hiện nay, người ta dùng câu thành ngữ "Xuất nhân đầu địa" để ví về người tài năng vượt trội hơn người khác.