Thời Bắc Tống, nhà thơ nổi tiếng Tô Thuấn Khâm là một người có chí lớn, sau được Phạm Trọng Yêm đề cử lên làm quan phụ trách Tiến Tấu Viện, rồi tham gia phái cải cách của Phạm Trong Yêm. Ông từng nhiều lần dâng thư, đàm luận với vua Tống Nhân Tông về sự được mất của chính sự, phê bình sự bất lực của tể tướng Lã Di Giản. Lã Di Giản vô cùng căm tức, bèn tìm cách để hại ông. Trong ngày hội tế thần vào mùa thu hàng năm, quan viên các bộ đều đem bán một số đồ vật cũ lấy tiền mời mọi người ăn uống một bữa. Năm đó, Tô Thuấn Khâm đã đem vỏ bọc công văn cũ ra bán, rồi tự bỏ tiền túi thêm vào làm tiệc mời mọi người, đồng thời còn mời phường hát đến góp vui.
Lúc này có một vị Trung Xá Quan của Thái Tử tên là Lý Định cũng muốn đến tham gia nhưng bị từ chối, hắn tức tối bèn đi khắp nơi phao tin Tô Thuấn Khâm và một số quan chức phô trương lãng phí, ăn chơi phè phỡn. Ngự sử Lưu Nguyên Du biết được việc này bèn tâu lên vua Tống Nhân Tông, còn tể tướng Lã Di Giản cũng nhân dịp này đơm đặt thêm vào, khiến nhà vua vô cùng tức giận, liền gán cho Tô Thuần Khâm tội trộm cướp rồi cách chức ông. Còn những người dự tiệc hôm đó cũng đều phạm tội cả. Do đó, phái cải cách bị đả kích nặng nề. Bấy giờ, Ngự sử Lưu Nguyên Du nói với tể tướng Lã Di Giản rằng: "Tôi đã làm một mẻ quét sạch đám Tô Thuần Khâm, không một người nào lọt lưới cả ."