Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Bắc sử- truyện Trường Tôn Thịnh".
Thời Nam Bắc Triều, nước Bắc Chu có một võ tướng võ nghệ cao cường tên là Trương Tôn Thịnh. Nhằm giao lưu hữu hảo với các dân tộc Đột Quyết, vua Bắc Chu quyết định gả công chúa cho vua Đột Quyết Nhiếp Đồ.
Thời bấy giờ chiến tranh xảy ra liên miên, hơn nữa đường xá xa xôi, muốn đưa công chúa đến Đột Quyết một cách an toàn là việc hết sức khó khăn. Vua Bắc Chu qua cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng cử ái tướng Trương Tôn Thịnh dẫn quân đi hộ tống.
Trương Tôn Thịnh cùng các tướng sĩ trải qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng đã đưa công chúa đến nước Đột Quyết. Vua Đột Quyết vô cùng cảm động liền bày tiệc linh đình tiếp đãi. Khi rượu qua ba tuần, người Đột Quyết theo tập tục mở hội thi võ. Nhà vua sai đưa cho Trương Tôn Thịnh một cây cung bắn bia cách đó trăm bước. Trương Tôn Thịnh ung dung bắn một phát trúng đích, mọi người thấy vậy đều vỗ tay khen ngợi rồi lưu họ ở lại một năm. Một hôm, vua Nhiếp Đồ trong khi săn bắn nhìn thấy hai con chim Kền kền đang tranh mồi trên bầu trời, liền gọi thị vệ đưa cho Trương Tôn Thịnh hai mũi tên, nhưng Trương Tôn Thịnh chỉ nhận một mũi tên rồi bắn sâu chuỗi hai con chim Kền kền rơi xuống đất. Do đó mới có câu thành ngữ Nhất tiễn song điêu.