Chỉ hành vi làm tổn hại thuần phong mỹ tục, thường dùng chê trách bại hoại về đạo đức.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Luận phật cốt biểu" của Hàn Dũ triều nhà Đường,
Hàn Dũ tự Thoái Chi là một nhà văn và nhà triết học nổi tiếng triều nhà Đường Trung Quốc. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Giám sát ngự sử, Tiến sĩ Quốc tử giám, Hình bộ thị lang v v.
Trong thời kỳ Hàn Dũ làm quan, phật giáo đã thịnh hành tại TQ, vua tôi triều nhà Đường đều tín ngưỡng phật giáo.
Một hôm, vua Đường Hiến Tông đem di cốt của phật tổ Thích Ca Mâu Ni vào thờ trong cung. Hàn Dũ vốn phản đối việc này đã viết bài "Luận phật cốt biểu" dâng lên nhà vua. Bài này viết: "Phật giáo là từ nước ngoài truyền vào, thời cổ Trung Quốc cơ bản không có, thánh nhân thời cổ còn chưa biết phật giáo là gì, mà họ vẫn lãnh đạo được nhà nước, thời gian tại vị rất lâu và tuổi thọ cũng khá cao. Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc từ thời Minh đế triều Đông Hán, vậy mà Minh đế chỉ làm vua được có 18 năm, các triều đại sau đó cũng tín ngưỡng phật giáo nhưng nhìn chung đều đoản mệnh cả. Nay bệ hạ rước phật cốt vào cung để cung thờ, khiến các vương công và đại thần trong triều phải noi theo đã làm lãng phí mất bao nhiêu tiền của, dân chúng có kẻ ngu muội thậm trí còn tự thiêu để tỏ lòng cung kính. Đây quả là việc làm gây tổn hại thuần phong mỹ tục. Theo ý thần nên đem vứt xuống sông hoặc thiêu đốt đi thì hơn".
Vua Đường Hiến Tông đọc xong tờ biểu nổi giận đùng đùng, cho rằng Hàn Dũ nguyền rủa mình không được trường thọ, liền quát vệ sĩ giết chết Hàn Dũ, may nhờ thừa tướng Bùi Độ can ngăn, Hàn Dũ mới thoát chết chỉ bị hạ cấp xuống làm Thứ sử Dương châu.