Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ vùng nước hẹp như dải lụa. Nay thường dùng để chỉ địa vực gần gũi nhau chỉ cách một con nước.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Nam Sử-Trần Hậu Chủ ký".
Sau thời Đông Tấn, TQ đã xuất hiện cục diện đối chọi giữa nam bắc kéo dài hơn 170 năm, mà lịch sử gọi là Nam Bắc Triều. Năm 581 công nguyên, Tùy Văn Đế xưng vua thay thế Bắc Chu, rồi rốc sức cho việc thống nhất TQ, nhà vua đã thi hành một loạt chính sách khiến nhà nước không ngừng trở nên lớn mạnh. Còn Trần Thúc Bảo vua triều nhà Trần ở bờ phía nam sông Trường Giang thì hoang dâm vô độ, không quan tâm tới việc triều chính. Một hôm, Tùy Văn Đế hỏi bộc xạ Cao Dĩnh sách lược tiêu diệt nước Trần, Cao Dĩnh trả lời rằng: "Lúa ở Giang Nam chín sớm hơn lúa ở Giang Bắc, chúng ta hãy phao tin sẽ tiến đánh nước Trần khi họ thu hoạch vụ lúa, thì họ tất phải bỏ liềm hái mà đóng đồn để phòng thủ.
Đợi khi họ chuẩn bị xong xuôi rồi, nhưng ta lại không đánh, ta cứ lặp đi lặp lại vài lần như thế thì thế nào họ cũng không tin. Đợi khi họ không còn đề phòng nữa thì chúng ta mới đột nhiên xuất quân đánh cho họ không kịp trở tay. Ngoài ra, tôi sẽ ngầm sai người sang đốt kho thóc của họ, nếu cứ liên tục đốt trong mấy năm, thì tài lực của nhà Trần sẽ bị tiêu giảm. Đến lúc đó mà tiêu diệt chúng thật là dễ như chơi". Tùy Văn Đế nghe theo cách này, 7 năm sau chuẩn bị đánh xuống phía nam. Trước khi đi, nhà vua nói với Cao Dĩnh rằng: "Ta là cha mẹ của dân chúng trong thiên hạ, chẳng lẽ chỉ vì cách nhau bởi một dòng nước hẹp mà cứu vớt họ?". Nói xong liền dẫn quân đánh xuống phía nam, tiêu diệt được nước Trần, thống nhất TQ.