1. Trình bày các thành phần chính của câu.
2. Trình bày các thành phần phụ của câu. Phân biệt thành phần phụ của
cụm từ và thành phần phụ của câu?
3. Thế nào là câu đơn bình thường? Cho ví dụ.
4. Thế nào là câu đơn đặc biệt? Phân biệt câu đơn đặc biệt và câu dưới
bậc. Cho ví dụ.
5. Khái niệm câu phức. Các loại câu phức trong tiếng Việt. Cho ví dụ.
6. Thế nào là câu ghép? Các loại câu ghép trong tiếng Việt?
7. Phân tích thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:
a) Ngày anh ra đi, nó mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi,
chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.
b) Cho nên, thấy các bạn đồng nghiệp cặm cụi - có lẽ là vờ - khi có mặt
người trên, và chây lười khi khác, anh vẫn bỉ ngầm là họ thiếu nhân cách.
c) Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình,
biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân
nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này.
d) Còn với nghề, mày phải yêu quý, tự hào.
e) Nhưng công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm
sao được.
g) Khách trong xe, có một người làm cho ai nấy phải khó chịu, vì lúc
nào cũng hút thuốc lá.
h) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.
8. Xác định loại câu và phân tích thành phần câu:
a) Và khi một ánh xám ló nơi chân thời thì biển đã lặn hẳn.
b) Từ ngày đầu mới mở công trường, chị Tính, chị tôi đã có mặt.
c) Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?
d) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt ta
rất đẹp.
e) Mọi người đều ủng hộ là một thuận lợi cơ bản.
f) Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.
g) Có tiếng cười nói của những người đi chợ.
h) Rồi đêm đêm, khi ngọn gió hiu hiu thổi, chú Bồ Nông nhỏ bé một
thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá, để về nuôi mẹ.